Huawei đoạt Giải thưởng kỹ thuật số ý nghĩa cho Giải pháp bảo vệ cá hồi ở Na Uy

CASCAIS, Bồ Đào Nha, 15/07/2024 /PRNewswire/ -- Huawei đã nhận được Giải thưởng kỹ thuật số ý nghĩa GeSI (DWP) 2024 và Giải thưởng đa dạng sinh học DWP 2024 vào ngày hôm qua cho hệ thống lọc tự động được thiết kế để bảo vệ cá hồi Đại Tây Dương hoang dã ở Na Uy.

Được phát triển theo sáng kiến TECH4ALL của Huawei cùng với các đối tác khu vực, Hiệp hội thợ săn và ngư dân Berlevåg (BJFF), Simula Consulting và Troll Systems, giải pháp từng đoạt giải thưởng này có thể nhận dạng các loài cá khác nhau đồng thời nhận biết cá hồi hồng, một loài xâm lấn ngoại lại và đã có tác động tiêu cực đáng kể đến cá hồi bản địa Na Uy.

"Việc trao Giải nhất cho giải pháp AI của Huawei để sàng lọc cá hồi xâm lấn đã được tất cả thành viên ban giám khảo nhất trí. Không chỉ vì tính đổi mới mà còn vì những kết quả mà giải pháp đã đạt được trong một khoảng thời gian ngắn. Ông Luís Neves, Giám đốc điều hành của Sáng kiến phát triển bền vững toàn cầu (GeSI), cho biết "Hệ thống này là một ví dụ về cách các giải pháp công nghệ có thể đóng góp vào tính bền vững của hành tinh và bảo tồn các hệ sinh thái."

Huawei receives the DWP Award at the Digital with Purpose Global Summit 2024
Huawei receives the DWP Award at the Digital with Purpose Global Summit 2024

Cùng với đó, ông Joyce Liu, Giám đốc Văn phòng chương trình TECH4ALL tại Huawei cũng chia sẻ "Huawei cam kết thực hiện sáng kiến Kỹ thuật số ý nghĩa vào tháng 5/2021, cam kết thiết lập các bước thiết thực và ngày một phát triển để trở thành một doanh nghiệp có mục đích, tác động tích cực đến xã hội cũng như ngôi nhà chung của chúng ta. Các công nghệ và quan hệ đối tác bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái không chỉ mang lại lợi ích cho hành tinh của chúng ta mà còn cho các cộng đồng địa phương phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên."

Cá hồi Đại Tây Dương hoang dã là một phần không thể thiếu trong bản sắc, văn hóa và nền kinh tế của Na Uy, vậy nên nhu cầu cấp thiết về một giải pháp giúp giải quyết các loài xâm lấn đã được công nhận trên quy mô quốc gia.

Du nhập vào các con sông giáp ranh với Na Uy vào những năm 1960, chu kỳ sinh sản nhanh chóng của cá hồi hồng đồng nghĩa với việc ngày càng có nhiều loài xâm lấn tràn vào hệ thống sông của Na Uy mỗi năm như một phần của chu kỳ sinh sản hai năm một lần. Chúng hung hãn tranh giành thức ăn với cá hồi bản địa, gây bệnh và làm tăng hàm lượng nitơ trong sông khi phân hủy, gây ra cái chết cho các sinh vật thủy sinh khác.

Sau hai năm phát triển bởi Huawei và các đối tác, giải pháp này đã được triển khai trong các dự án thí điểm ở sông Kongsjord và Storelva của Na Uy vào năm 2023. Hơn 6.000 con cá hồi hồng đã được đánh bắt thành công khỏi hai con sông trong mùa sinh sản năm ngoái.

"Chúng tôi đã phát triển và thử nghiệm bẫy trong nhiều mùa và tin rằng giải pháp dựa trên AI của chúng tôi là công thức dẫn đến thành công trong tương lai. Trong số hàng nghìn lần nhận dạng mà chúng tôi đã thực hiện vào năm ngoái, chúng tôi đã xác định và bắt được 100% cá hồi hồng cũng như đạt tỷ lệ nhận dạng tổng thể là 99,98%", ông Geir Kristiansen, Tổng Giám đốc của BJFF cho biết.

Cách giải pháp hoạt động

Giải pháp lọc tự động bao gồm đường hầm bắc qua sông, camera dưới nước, cổng tự động và thuật toán AI được đào tạo để nhận dạng các loài cá khác nhau. Khi hệ thống phát hiện cá hồi hồng, cổng sẽ không mở và chuyển cá vào bể chứa. Đối với cá hồi Đại Tây Dương hoang dã và các loài bản địa khác, cổng sẽ mở ra, cho phép chúng bơi ngược dòng để hoàn thành chu kỳ sinh sản.

The automated gate opens to let wild Atlantic salmon through and divert pink salmon into a holding tank
The automated gate opens to let wild Atlantic salmon through and divert pink salmon into a holding tank

Trước đây, các tình nguyện viên phải xác định bằng mắt thường và bắt cá hồi hồng theo cách thủ công, một công việc tốn nhiều thời gian và công sức, dễ mắc lỗi và dẫn đến tỷ lệ cá bị thương hoặc tử vong trung bình ở mức 30%. Ngược lại, giải pháp tự động cắt giảm 90% quá trình lao động thủ công và không gây tổn thương đến loài cá.

Trong dự án thí điểm tại sông Kongsjord, hệ thống lọc sử dụng năng lượng mặt trời và được kết nối bằng 5G, vì địa điểm này thiếu nguồn điện hoặc kết nối mạng. Sự thành công của các dự án thí điểm đồng nghĩa với việc giải pháp này có thể được nhân rộng trên khắp các hệ thống sông của Na Uy, bao gồm cả những hệ thống thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết.

Giải thưởng kỹ thuật số ý nghĩa toàn cầu GeSI nhằm mục đích biểu dương và tôn vinh các giải pháp kỹ thuật số giải quyết nhu cầu của con người, xóa đói giảm nghèo, tăng cường tính toàn diện và bảo vệ thiên nhiên phù hợp với Chương trình nghị sự phát triển bền vững (SDG) đến năm 2030 của Liên hợp quốc và khái niệm Nửa Trái đất.

Giới thiệu về TECH4ALL

TECH4ALL là kế hoạch hành động và sáng kiến tích hợp kỹ thuật số dài hạn của Huawei. Nhờ sự thúc đẩy của công nghệ tiên tiến và quan hệ đối tác, TECH4ALL được thiết kế nhằm giúp đẩy mạnh sự hòa nhập và tính bền vững trong thế giới số.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web Huawei TECH4ALL tại  https://www.huawei.com/en/tech4all

Theo dõi chúng tôi trên X tại https://x.com/HUAWEI_TECH4ALL