Thông báo được đưa ra vào cuối sự kiện khu vực châu Âu, kéo dài trong một tuần tại Trung Quốc
BẮC KINH, 08/02/2024 /PRNewswire/ -- Cuộc thi "Vòng Chung kết Khu vực châu Âu Hạt giống trong Tương lai" kéo dài một tuần, quy tụ một nhóm sinh viên đã tốt nghiệp của chương trình "Hạt giống cho Tương lai" được chọn lọc đến từ 18 quốc gia châu Âu, đã kết thúc vào ngày 23/1. Trong suốt tuần, những người tham gia sự kiện này đã tham gia vào các buổi trao đổi kiến thức với các chuyên gia công nghệ, đi sâu vào lĩnh vực kết nối và đổi mới, đồng thời đóng góp vào các cuộc thảo luận sâu sắc về các chủ đề quan trọng như tính đa dạng, kỹ năng xanh và tính bền vững.
Dấu ấn cao trào của sự kiện, Lễ bế mạc, diễn ra vang dội với chủ đề hợp tác quốc tế là nền tảng để tạo dựng một tương lai bền vững cho các nhân tài đến từ châu Âu. Khi đến thời điểm nói lời chia tay với tuần làm việc hợp tác đầy ý nghĩa này, Huawei tự hào ghi nhận những bước tiến chung đạt được trong việc thúc đẩy sự đổi mới, trao đổi kiến thức và cam kết chung về một tương lai bền vững.
Giáo sư Shahbaz Khan, Giám đốc Văn phòng khu vực đa ngành của UNESCO tại Đông Á, phát biểu trong sự kiện bế mạc rằng: "Chúng tôi rất vui mừng khi thấy tầm nhìn của UNESCO và Huawei cùng hướng tới mục tiêu loại bỏ vấn đề thiếu kiến thức về kỹ thuật số ở giới trẻ. Vào tháng 2 năm 2023, Huawei trở thành thành viên liên kết thuộc Liên minh Xóa mù chữ Toàn cầu (GAL) của UNESCO. Là công ty tư nhân đầu tiên là thành viên liên kết của GAL, Huawei cam kết tăng cường tần suất sử dụng công nghệ của các nhà giáo dục ở các nước đang phát triển".
Cũng tại lễ bế mạc, Phó Chủ tịch Cấp cao của Huawei khu vực châu Âu, Radoslaw Kedzia, đã công bố kế hoạch mở rộng chương trình Hạt giống cho Tương lai ở châu Âu: "Huawei tự hào giới thiệu một chương mới trong chương trình "Hạt giống cho Tương lai" – một phiên bản phong phú, hoàn toàn ngoại tuyến sẽ diễn ra tại Rome, Ý vào tháng 7 năm 2024. Sáng kiến này, với tinh thần hợp tác và đối thoại quốc tế là bàn đạp thúc đẩy, sẽ tập trung các sinh viên từ nhiều nơi khác nhau của châu Âu hội tụ về một thành phố, thúc đẩy một hệ sinh thái sôi động để học tập và hợp tác phát triển các ý tưởng khởi nghiệp Tech4Good".
Trước đó, Huawei đã công bố ra mắt chương trình Học bổng Hạt giống cho Tương lai được xây dựng để hỗ trợ các sinh viên CNTT tài năng ở Hà Lan, Bulgaria và Síp. Sáng kiến này khẳng định cam kết kiên định của công ty trong việc ươm mầm và nuôi dưỡng những nhân tài phi thường.
Khẳng định tầm quan trọng của những cơ hội tương tự như vậy đối với sinh viên, Đại sứ Cộng hòa Síp, Martha Mavrommatis, thay mặt Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Thể thao và Thanh niên, Tiến sĩ Athena Michaelidou, đã chúc mừng Huawei vì đã tổ chức thành công sự kiện, đồng thời chúc mừng các sinh viên vì đã nỗ lực hết sức mình để hướng tới sự phát triển bền vững và thân thiện với môi trường. Bà đã phát biểu rằng: "Các doanh nghiệp như Huawei đang tự đầu tư riêng cho họ, đồng thời đầu tư song song với các sáng kiến của các tổ chức, như những sáng kiến của Liên minh châu Âu và các quốc gia thành viên. Chương trình Hạt giống cho Tương lai của Huawei, đúng như tên gọi, tham gia sâu vào công cuộc tìm kiếm nhân tài địa phương và tăng cường chia sẻ kiến thức giữa các chuyên gia và giới trẻ".
Annette Nijs, Cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Hà Lan, cũng đã có mặt và nhấn mạnh rằng: "Cam kết của Huawei trong công cuộc khuyến khích sinh viên nắm bắt công nghệ là điều đáng ngưỡng mộ và có tầm vóc hết sức quan trọng. Suy cho cùng, công nghệ sẽ tiếp tục tạo ra sự thay đổi cơ bản trong cách chúng ta làm việc và sinh sống. Sinh viên CNTT ngày nay sẽ sử dụng công nghệ trong suốt sự nghiệp của họ để chắp cánh cho những thay đổi của xã hội chúng ta".
Đại sứ Moldova, Dumitru Braghis, nói thêm rằng: "Hạt giống cho Tương lai, là chương trình CSR chủ chốt của Huawei, không chỉ thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp mà còn thể hiện cam kết hướng dẫn cho những nhân tài trẻ tuổi trên toàn cầu. Chương trình được xây dựng để giúp định hình thế hệ lãnh đạo tiếp theo trong thời đại số, chứ không chỉ dừng lại ở kỹ năng kỹ thuật. Chương trình này còn giúp thúc đẩy ý thức công dân toàn cầu, khuyến khích trao đổi văn hóa và thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp".