BẮC KINH, 27/09/2023 /PRNewswire/ -- Được mệnh danh là "thủ đô hàng hóa nhỏ" của thế giới, Nghĩa Ô thuộc tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc, đã thiết lập mối quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia và khu vực.
Thị trường Thương mại Quốc tế Nghĩa Ô đã thúc đẩy sự phát triển của 2,1 triệu doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, đồng thời tạo công ăn việc làm cho 32 triệu người. Đây được biết đến là thị trường bán buôn lớn nhất thế giới về các mặt hàng tiêu dùng nhỏ.
Trong chuyến thị sát tới tỉnh Chiết Giang mới đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi hàng hóa nhỏ của Nghĩa Ô đã xâm nhập vào thị trường lớn và trở thành ngành công nghiệp lớn khi ông đến thăm thị trường thương mại ở Kim Hoa vào ngày 20/9.
Chủ tịch Tập Cận Bình, đồng thời là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và Chủ tịch Quân ủy Trung ương bày tỏ: "Mọi người đều là người tham gia, xây dựng và đóng góp". Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi thị trường thương mại đóng góp nhiều hơn để mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đồng thời kêu gọi tỉnh Chiết Giang giữ vai trò dẫn đầu và gương mẫu trong công tác thúc đẩy sự thịnh vượng chung.
Phát triển thương mại để mở cửa cấp cao
Theo dữ liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố, tổng giá trị xuất nhập khẩu thương mại hàng hóa trong nửa đầu năm nay là 20,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,75 nghìn tỷ USD), tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Quy mô lần đầu tiên vượt mức 20 nghìn tỷ nhân dân tệ.
Các doanh nghiệp tư nhân tiếp tục là lực lượng chính trong ngoại thương của Trung Quốc. Trong nửa đầu năm 2023, số lượng công ty ngoại thương tham gia hoạt động xuất nhập khẩu tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, giá trị xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tư nhân là 10,59 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong chuyến thị sát, ông Tập nhấn mạnh rằng cần phải nỗ lực để khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân tích cực tham gia vào phân công lao động và phân bổ nguồn lực công nghiệp toàn cầu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cốt lõi.
Sau nhiều năm phát triển, các chuyến tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu, khởi hành từ Nghĩa Ô và dừng chân tại Madrid của Tây Ban Nha, đã đi vào lộ trình phát triển chất lượng cao và trở thành một phương thức vận tải quốc tế mới thuận tiện, nhanh chóng, an toàn, ổn định, thân thiện với môi trường và tiết kiệm.
Được mệnh danh là Yixin'ou trong tiếng Trung (Nghĩa Ô-Tân Cương-Châu Âu), tuyến vận chuyển hàng hóa dài 13.052 km đã trở thành cầu nối quan trọng kết nối lục địa Á-Âu. Tính đến cuối tháng 7 năm nay, tổng số chuyến tàu chở hàng chạy trên tuyến này đã vượt 6.000 chuyến.
Kêu gọi Chiết Giang tiếp tục viết nên một chương mới về cải cách sâu rộng và mở rộng hoạt động mở cửa, ông Tập kêu gọi lập kế hoạch cải cách từ góc độ toàn cầu, đồng thời dần mở rộng việc mở cửa thể chế liên quan đến các quy tắc, quy định, quản lý và tiêu chuẩn.
Năm 2021, Trung Quốc ban hành chủ trương hỗ trợ tỉnh Chiết Giang đi đầu trong việc thành lập khu thử nghiệm nhằm thúc đẩy sự thịnh vượng chung trên toàn quốc.
Từ việc phát triển các doanh nghiệp tư nhân đến thúc đẩy quá trình tái thiết nông thôn, ý nghĩa phong phú về sự thịnh vượng chung được diễn giải một cách sinh động và rõ nét ở Chiết Giang.
Thúc đẩy sự thịnh vượng chung thông qua những sáng kiến tiên phong
Vào tháng 6 năm 2003, tỉnh Chiết Giang đã phát động Chương trình Phục hồi Nông thôn Xanh, với mục tiêu cải thiện sản xuất, môi trường sống và sinh thái ở nông thôn cũng như chất lượng cuộc sống của nông dân.
Trong 20 năm, chương trình đã dựng lên hàng ngàn ngôi làng xinh đẹp và làm thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn của tỉnh, tạo ra những kinh nghiệm thành công cho sự hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn, cũng như những điển hình nông thôn thành công trong việc thúc đẩy hiện đại hóa Trung Quốc.
Nhờ chương trình này, Làng Lizu ở Kim Hoa đã chuyển từ một ngôi làng nghèo đói và không vệ sinh thành một nơi có môi trường được cải thiện và du lịch phát triển thịnh vượng.
Trong chuyến thị sát ngôi làng vào ngày 20 tháng 9, ông Tập được biết thu nhập bình quân đầu người hàng năm của làng đã lên tới 52.000 nhân dân tệ (khoảng 7.250 USD).
Theo Cục Thống kê Quốc gia, Trung Quốc vừa chứng kiến thêm một năm với vụ thu hoạch ngũ cốc mùa hè bội thu, với sản lượng ngũ cốc mùa hè đạt tổng cộng 146,13 triệu tấn trong năm nay.
Hơn nữa, đến cuối năm 2022, 40 cụm công nghiệp mới có lợi thế và đặc trưng đã được thành lập, cùng với 50 khu công nghiệp, nông nghiệp hiện đại cấp quốc gia và 200 thị trấn có thế mạnh về nông nghiệp.
Nhấn mạnh nỗ lực tập trung thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, cũng như giải quyết sự chênh lệch về phát triển và thu nhập trong khu vực, ông Tập kêu gọi thúc đẩy quá trình hồi sinh nông thôn trên diện rộng và tích cực khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp nông thôn mang nét đặc trưng của địa phương.
"Có nhiều điều cần khám phá và nhiều việc phải thực hiện để thúc đẩy quá trình đem đến sức sống mới cho nông thôn", ông Tập chia sẻ với dân làng, kêu gọi họ nỗ lực tạo ra một tương lai thịnh vượng chung tốt đẹp hơn.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 20 năm thực hiện chiến lược "tận dụng 8 lợi thế và thực hiện 8 biện pháp quan trọng" ở tỉnh Chiết Giang.
Chiến lược do Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra năm 2003 kêu gọi tỉnh tận dụng 8 lợi thế của mình, chẳng hạn như lợi thế về hệ thống và cơ chế, lợi thế về vị trí và ngành, để thực hiện 8 biện pháp quan trọng cho sự phát triển của Chiết Giang.
Kể từ đó, sự phát triển kinh tế và xã hội của Chiết Giang đã đạt được những thành tựu lịch sử mới.
Ghi nhận những thành tựu này, ông Tập kêu gọi coi nền kinh tế thực là nền tảng để xây dựng hệ thống công nghiệp hiện đại, hướng dẫn và hỗ trợ các ngành công nghiệp truyền thống đẩy nhanh ứng dụng các công nghệ tiên tiến và dễ áp dụng, đồng thời thúc đẩy phát triển cao cấp, thông minh và thân thiện với môi trường trong lĩnh vực sản xuất.
https://news.cgtn.com/news/2023-09-25/Xi-urges-Zhejiang-to-further-advance-Chinese-modernization-1no6TIHz1O8/index. html