BẮC KINH, 28/06/2023 /PRNewswire/ -- Một báo cáo do Liên Hợp Quốc công bố vào tháng 5 đã nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm nay lên 5,3% so với con số 4,8% được dự đoán vào đầu năm.
Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng 5,6% vào năm 2023, tăng 1,3% so với dự báo hồi tháng 1.
Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang tiếp tục phục hồi và cải thiện kể từ đầu năm nay.
Vào hôm thứ Ba vừa qua, tại lễ khai mạc Diễn đàn Davos mùa hè tại thành phố Thiên Tân ở phía bắc Trung Quốc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường phát biểu: "Trung Quốc là nguồn sức mạnh cho sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế thế giới trong thập kỷ vừa qua".
Nhấn mạnh rằng nền kinh tế Trung Quốc đang dần hội nhập sâu rộng với nền kinh tế toàn cầu, ông Lý cho biết Trung Quốc tự phát triển và trở thành lực lượng mạnh mẽ nhất trong việc duy trì quá trình toàn cầu hoá.
Sức sống kinh tế của Trung Quốc
Hiệu suất dữ liệu kinh tế tốt hơn mong đợi của Trung Quốc đã thúc đẩy mạnh mẽ niềm tin của thị trường quốc tế.
Trong 5 tháng đầu năm nay, tổng giá trị xuất nhập khẩu của Trung Quốc là 16,77 nghìn tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,32 nghìn tỷ USD), tăng 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, theo Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu đạt 9,62 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 8,1%, và giá trị nhập khẩu đạt 7,15 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 0,5%.
Với khả năng kết nối trao đổi kinh tế khu vực, xuất nhập khẩu của Trung Quốc với các thành viên khác của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) tăng trưởng đều đặn trong 5 tháng đầu năm 2023, đạt 5,11 nghìn tỷ nhân dân tệ, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới Borge Brende chia sẻ cùng CGTN rằng: "Nền kinh tế Trung Quốc vẫn còn tiềm năng rất lớn".
Trung Quốc dự kiến sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay khoảng 5%, với tốc độ tăng trưởng trong quý hai vượt qua quý đầu tiên, ông Lý phát biểu tại diễn đàn.
Ông nhấn mạnh rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng góp mạnh mẽ cho sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đồng thời mang lại cơ hội hưởng lợi chung và kết quả cùng có lợi cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Gần đây, các giám đốc điều hành của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Apple, Tesla và BMW đã đến Trung Quốc để đàm phán hợp tác và tìm kiếm cơ hội kinh doanh, thể hiện niềm tin vào Trung Quốc.
Tại Diễn đàn Phát triển Trung Quốc hồi tháng 3, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Allianz, ông Oliver Bate, đã nhấn mạnh rằng cộng đồng quốc tế cần Trung Quốc hơn bao giờ hết.
Thủ tướng cho biết Trung Quốc đang hành động dựa trên triết lý phát triển mới, thúc đẩy mô hình phát triển mới với tốc độ nhanh hơn và nỗ lực để đạt được sự phát triển chất lượng cao.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới
Môi trường kinh doanh được tối ưu hoá liên tục là yếu tố quan trọng để Trung Quốc tiếp tục trở thành điểm nóng thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo một báo cáo do Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc công bố, 97% các công ty nước ngoài được phỏng vấn đã đánh giá các chính sách đầu tư nước ngoài do chính phủ Trung Quốc ban hành kể từ quý IV năm ngoái ở mức "đạt yêu cầu" trở lên.
Mức độ hài lòng với các chỉ số như tiếp nhận dịch vụ tài chính, giải quyết tranh chấp thương mại và tiếp cận thị trường đều vượt con số 80%.
Ngoài ra, Tesla còn thông báo rằng họ sẽ tăng cường đầu tư vào Trung Quốc và xây dựng một nhà máy lớn mới ở Thượng Hải, nơi chuyên sản xuất sản phẩm lưu trữ năng lượng Megapack của công ty.
Hãng hàng không Airbus của Pháp đã thông báo thành lập dây chuyền sản xuất thứ hai tại Thiên Tân. Vào tháng 4, hãng xe Volkswagen của Đức đã thông báo sẽ đầu tư 1 tỷ euro vào Trung Quốc để xây dựng một trung tâm đổi mới sáng tạo, mua sắm linh kiện cũng như nghiên cứu và phát triển xe điện.
Thủ tướng cho biết Trung Quốc sẵn sàng kiên định duy trì nền kinh tế thị trường và ủng hộ thương mại tự do để đưa nền kinh tế thế giới hướng tới một tương lai toàn diện, kiên cường và bền vững hơn.
Kêu gọi cộng đồng quốc tế kiên quyết phản đối việc chính trị hóa các vấn đề kinh tế và thương mại, đồng thời cùng nhau duy trì sự ổn định và chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu không bị gián đoạn, ông Lý hy vọng những thành quả của toàn cầu hóa kinh tế có thể mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia và người dân theo cách công bằng hơn.