NABR nộp đơn kiến nghị yêu cầu xem xét lại danh sách Khỉ đuôi dài Macaque của IUCN

WASHINGTON, ngày 16 tháng 6 năm 2023 /PRNewswire/ -- Cộng tác với các nhà khoa học độc lập nổi tiếng, Hiệp hội nghiên cứu y sinh quốc gia (NABR) đã đệ đơn kiến nghị với Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (IUCN) kháng nghị việc xếp hạng gần đây của khỉ đuôi dài macaque (Cynomolgus macaque) là loài có nguy cơ tuyệt chủng theo các tiêu chí niêm yết của IUCN. Xếp hạng này là kết quả của việc sử dụng nguồn dữ liệu không bao gồm danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng. NABR kêu gọi việc xem xét ngay lập tức.

Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Y sinh Quốc gia Matthew R. Bailey cho biết:"Động vật linh trưởng Không phải người chiếm ít hơn 0,5% tổng số động vật trong nghiên cứu, nhưng chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại thuốc, thiết bị và vắc xin mới cho con người và cho thú cưng. Hàng chục ngàn loại thuốc và liệu pháp điều trị có thể không bao giờ vượt qua được hệ thống các quy trình nghiên cứu và phát triển mà không có sự đóng góp của khỉ đuôi dài trong nghiên cứu. Danh sách các loài khỉ đuôi dài và bất kỳ hạn chế nhập khẩu nào phải dựa trên bằng chứng khoa học tốt nhất hiện có. Những hạn chế tùy ý áp đặt đối với việc nhập khẩu khỉ đuôi dài có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của con người và đe dọa sức khỏe cộng đồng toàn cầu."

"Danh sách khỉ đuôi dài bị IUCN xếp hạng là loài có nguy cơ tuyệt chủng đã đặt ra một tiền lệ nguy hiểm vì xác định này không dựa trên thông tin khoa học được bình duyệt. Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì những hành động tùy tiện như vậy khiến các chương trình nghiên cứu y tế mang tính sống còn trở nên khó thực hiện hơn ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác."

Đánh giá của IUCN hoàn thành vào năm 2022 không đưa ra được bằng chứng khoa học ủng hộ việc tái phân loại loài khỉ đuôi dài từ "dễ bị tổn thương" sang "có nguy cơ tuyệt chủng." Đánh giá của IUCN chứa nhiều sai sót và sai phạm trọng yếu, không cung cấp bằng chứng thực tế về sự suy giảm của các loài so với các đánh giá trước đây.

Hiện không có gì có thể thay thế linh trưởng (không phải loài người) trong việc nghiên cứu khoa học thần kinh, rối loạn thoái hóa thần kinh, bệnh truyền nhiễm, liệu pháp miễn dịch, sinh sản, lão hóa, bệnh viêm nhiễm mãn tính và các lĩnh vực khoa học khác. Vì linh trưởng (không phải loài người) và loài người có sự tương đồng về ADN từ 93% đến 98%, cấu trúc não tương tự, và các hệ thống cơ thể tương đồng, đây là chìa khóa cho các khám phá nghiên cứu y sinh mang lại các loại thuốc, vắc xin và dược phẩm sinh học mới. Phần lớn các loại thuốc trên thị trường hiện nay dựa vào dữ liệu độ an toàn và hiệu quả từ kết quả nghiên cứu trên động vật trước khi được phép chuyển sang các thử nghiệm lâm sàng trên người như được chứng minh trong nghiên cứu 25 loại thuốc và động vật hàng đầu của Quỹ Nghiên cứu Y sinh.

Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Y sinh Quốc gia Matthew R. Bailey sẽ làm chứng trước Hội nghị của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp và Uỷ ban bảo vệ thực vật và động vật tại Genève vào thứ Hai, ngày 19 tháng 6 năm 2023, kêu gọi xem xét lại danh sách các loài có nguy cơ tuyệt chủng.

BỐI CẢNH 

Khỉ đuôi dài Macaque được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu y học để phát triển thuốc ở Hoa Kỳ. Báo cáo của Viện Hàn lâm Quốc gia về Các mô hình nghiên cứu trên linh trưởng (không phải loài người) trong Nghiên cứu Y sinh: Khoa học hiện đại và Nhu cầu của tương lai (2023) nhấn mạnh rằng thử nghiệm trên động vật sau khi đã thử nghiệm lâm sàng trên người hiện vẫn là cách tốt nhất để kiểm tra các tác động sinh lý, giải phẫu thần kinh, sinh sản, phát triển và nhận thức phức tạp của thuốc để xác định xem chúng có an toàn và hiệu quả để tung ra thị trường hay không. Các cơ quan quản lý lớn trên toàn thế giới, bao gồm Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ và Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu, yêu cầu hầu hết các loại thuốc và dược phẩm sinh học mới phải được đánh giá để đo lường độ an toàn và hiệu quả trên loài gặm nhấm và loài không thuộc bộ gặm nhấm, bao gồm động vật linh trưởng (không phải loài người), trước khi bắt đầu các thử nghiệm lâm sàng an toàn trên người. 

Vào ngày 7 tháng 03 năm 2022, IUCN xác định rằng khỉ đuôi dài là loài "có nguy cơ tuyệt chủng" theo tiêu chí IUCN. Cơ sở cho quyết định này được nêu trong một đánh giá hoàn thành bởi M.F. Hansen và những người đóng góp khác (Hansen et al. 2022).

Vào ngày 15 tháng 6 năm 2023, NABR đã đệ đơn kiến nghị với IUCN yêu cầu thay đổi trạng thái của khỉ đuôi dài trong danh sách. Các nhà khoa học tham gia soạn thảo kiến nghị cho hay rằng thiếu dữ liệu hỗ trợ xác định tình trạng gần đây của loài khỉ đuôi dài. Trong đánh giá của Hansen et al. (2022) Bản kiến nghị cho rằng các tài liệu khoa học được tham khảo thường bị hiểu sai và những thông tin đó không chứng minh rằng loài khỉ đuôi dài đã bị suy giảm về số lượng.

Việc NABR nộp đơn kiến nghị kích hoạt một quy trình đánh giá khoa học bởi IUCN. Trong bài đánh giá này, các nhà khoa học sẽ xem xét các thông tin khoa học đáng tin cậy nhất hiện có để xác định tình trạng của khỉ đuôi dài theo tiêu chí của IUCN. Khi kết thúc quy trình này, IUCN sẽ công bố kết luận và mọi thay đổi về trạng thái của loài khỉ đuôi dài trong danh sách.

Giới thiệu về Hiệp hội nghiên cứu y sinh quốc gia 

Được thành lập vào năm 1979, Hiệp hội nghiên cứu y sinh quốc gia (NABR) là hiệp hội phi lợi nhuận 501(c)(6) duy nhất chuyên về chính sách công trong việc sử dụng động vật với mục đích nhân đạo trong nghiên cứu, giáo dục và thử nghiệm y sinh. Hội viên bao gồm hơn 340 trường đại học, trường y khoa và thú y, bệnh viện đại học, công ty dược phẩm và công nghệ sinh học, các nhóm bệnh nhân, tổ chức học thuật và chuyên nghiệp dựa vào nghiên cứu động vật với mục đích nhân đạo và có trách nhiệm để nâng cao sức khỏe con người và động vật toàn cầu. Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại www.nabr.org.

LIÊN HỆ: Eva Maciejewski
emaciejewski@nabr.org

(202) 967-8305

Logo - https://mma.prnasia.com/media2/1138543/NABR_Logo.jpg?p=medium600