Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN): Những con số biết nói của thập kỷ: Hành trình hiện đại hóa của Trung Quốc

BẮC KINH, 03/11/2022 /PRNewswire/ -- Trước khi vạch ra định hướng phát triển sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) lần thứ 20, hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường suốt một thập kỷ qua của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Kinh tế

Phân tích hai Kế hoạch 5 năm (FYP) vừa qua cho thấy nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh chóng và bền vững cùng với sự tái cơ cấu ngành, trở thành hai trong số những trọng tâm chính của giai đoạn 2011-2015, trong khi đó Kế hoạch FYP lần thứ 13 (2016-2020) lại nhắm đến mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình - cao. 

Trong thập kỷ qua, mức GDP của Trung Quốc đã tăng trưởng nhiều hơn gấp đôi, đóng góp 18,5% vào sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới.


Ngoài ra, quốc gia này ghi nhận những bước nhảy vọt đáng kể trong tiến bộ khoa học và công nghệ, như xây dựng trạm vũ trụ riêng phục vụ hợp tác quốc tế trong tương lai và thực hiện các sứ mệnh đặt chân lên mặt trăng, sao Hỏa, v.v.

Chính trị

Năm 2020, Trung Quốc đã thông qua Bộ luật Dân sự đầu tiên sau chặng đường 66 năm qua. Trưng cầu 1,02 triệu lời khuyên từ khoảng 425.000 người dân xuyên suốt quá trình biên soạn.

Theo một cuộc khảo sát, môi trường an ninh của Trung Quốc cũng đã cải thiện rõ rệt, với mức độ cảm giác an toàn của người dân đạt 98%.

Bên cạnh đó, số lượng thành viên CPC và sự tham gia của các tổ chức không thuộc CPC, đặc biệt là trong quá trình tham vấn cũng tăng lên.

Xã hội

Năm 2021, Trung Quốc đã trở thành một "xã hội thịnh vượng nhưng không dư thừa về mọi mặt" hoàn thành một trong "hai mục tiêu thế kỷ". Một trong những nỗ lực đáng chú ý nhất là xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đói nghèo.


Về sức khỏe, tuổi thọ trung bình của người dân Trung Quốc tăng từ 74,83 tuổi vào năm 2010 lên 78,2 tuổi vào năm 2021. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong tiếp tục giảm, một số lượng lớn người dân đã được đưa vào diện an sinh xã hội.

Đối mặt với COVID-19, Trung Quốc đã ưu tiên tính mạng người dân hơn là lợi ích kinh tế thông qua chính sách vận động zero-COVID và thúc đẩy triển khai tiêm vắc-xin trên phạm vi toàn cầu.

Ngoài ra, việc chi gấp đôi kinh phí cho lĩnh vực giáo dục trong thập kỷ qua cùng với phổ cập giáo dục bắt buộc miễn phí trong 9 năm có thể là một phần lý do tại sao tỷ lệ biết chữ của Trung Quốc chỉ ở mức 2,67 điểm phần trăm mà không đạt 100% tuyệt đối.

Văn hóa

Trong thập kỷ trước, nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa đương đại của người dân mà vẫn có thể bảo tồn lịch sử, chính phủ đã thực hiện một loạt sáng kiến xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng như thư viện, bảo tàng và phòng trưng bày.

Trung Quốc cũng chú trọng nhiều hơn đến nuôi dưỡng một nền văn hóa thể dục và thể thao mạnh mẽ, đi đầu với các chiến lược quốc gia về Thể dục cho mọi nhà, Sáng kiến Trung Quốc khỏe mạnh và Xây dựng Trung Quốc trở thành một cường quốc về thể thao.

Môi trường

Sau một thập kỷ với tiến bộ đạt được thông qua giảm sự phụ thuộc vào than đá, chuyển sang các nguồn năng lượng thay thế, tăng độ che phủ rừng và đa dạng sinh học cùng với thực hiện một loạt các các bước để giảm thiểu biến đổi khí hậu khiến mục tiêu đạt mức phát thải carbon dioxide cao nhất trước năm 2030 và mức trung hòa carbon trước năm 2060 của Trung Quốc trở nên nóng hơn bao giờ hết.

Truy cập "Những con số biết nói của thập kỷ: Hành trình hiện đại hóa của Trung Quốc" để tìm hiểu kĩ hơn về hành trình của Trung Quốc trong suốt một thập kỷ qua và những hiểu biết sâu sắc về chặng đường phía trước.

https://news.cgtn.com/news/2022-11-02/The-Numbers-of-a-Decade-A-Journey-through-China-s-Modernization-1eCNV0yn2Ao/index.html