CGTN: ‘Kỳ tích chống sa mạc hóa’: Dự án rừng biên giới phía bắc xây dựng nền tảng sinh thái của Trung Quốc

BẮC KINH, ngày 8/6/ 2023 /PRNewswire/ -- Trung Quốc tăng cường nỗ lực bền bỉ để thực hiện tốt "sứ mệnh lịch sử lâu dài của "Chương trình Rừng phòng hộ ba phía Bắc" nhằm chống lại bão cát và xói mòn đất ở khu vực phía bắc. 

Theo dữ liệu năm 2018, chương trình đã gia tăng diện tích rừng thêm 30,14 triệu hecta trong suốt bốn thập kỷ qua.

Khu vực "ba phía Bắc" của Trung Quốc, bao gồm khu vực phía tây bắc, phía bắc và phía đông bắc, là nơi có sự xuất hiện của các sa mạc, bao gồm cả sa mạc Gobi và nhiều hiện tượng sa mạc hoá. Trung Quốc đã khởi động dự án "Chương trình Rừng phòng hộ ba phía Bắc" vào năm 1978. 

Vào hôm thứ Ba, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã ca ngợi công tác phòng chống sa mạc hóa dọc theo biên giới phía bắc đồng thời thừa nhận đặc điểm phổ biến và khó quản lý của tình trạng sa mạc hóa nói chung ở nước này.

Trong chuyến thăm một trang trại rừng tại Thành phố Bayan Nur thuộc Khu tự trị Nội Mông, miền bắc Trung Quốc, ông Tập chia sẻ: "Việc xây dựng các dự án sinh thái quan trọng như Chương trình rừng phòng hộ ba phía Bắc chỉ có thể được thực hiện nhờ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC)". 

Ông nhấn mạnh mục tiêu cơ bản là củng cố "rào cản an ninh sinh thái" của vùng phía bắc đồng thời nêu bật mục tiêu mới là biến dự án thành "bức tường xanh không thể phá hủy ở biên giới phía bắc".

Trung Quốc đã và đang đi đầu trong chiến dịch toàn cầu phủ xanh hành tinh, với mức tăng trưởng cao nhất về độ che phủ của rừng cũng như diện tích rừng nhân tạo lớn nhất. Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Sustainability năm 2019, ít nhất 25% diện tích cây xanh mở rộng trên toàn cầu kể từ đầu những năm 2000 là do Trung Quốc đóng góp, dựa trên dữ liệu từ hệ thống vệ tinh của NASA.

Phục hồi sinh thái 

Vào chiều thứ Hai, ông Tập đã đến thăm Hồ Ulan Suhai, một hồ đồng cỏ lớn hiếm có trong khu vực sa mạc và bán sa mạc của thế giới, nơi ông kiểm tra những nỗ lực phục hồi sinh thái tại đó. 

Hồ Ulan Suhai, được nhiều người ví như "quả thận tự nhiên" của Sông Hoàng Hà, đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh nước, làm sạch và kiểm soát lũ lụt của dòng sông. 

Từ những năm 1990, Hồ Ulan Suhai đã chứng kiến sự giảm lượng nước tái tạo tự nhiên, ô nhiễm nước thải đô thị, ô nhiễm nước thải công nghiệp và suy giảm chức năng sinh thái, cùng với nhiều vấn đề khác, khiến các quan chức địa phương bắt đầu các chiến dịch bảo tồn. 

Theo dữ liệu chính thức, họ đã đạt đến giai đoạn thứ hai trong quá trình phục hồi liên tục đa dạng sinh học. Hồ Ulan Suhai hiện có 264 loài chim và 22 loài cá. 

Vào ngày thứ Hai vừa qua, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo tồn hồ, kêu gọi nỗ lực liên tục trong công tác này. Ông cho biết: "Việc bảo tồn hồ Ulan Suhai có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn an ninh sinh thái của khu vực phía bắc Trung Quốc".

Chủ tịch nước Trung Quốc cho biết ông hy vọng sẽ tạo ra một "ngôi nhà tươi đẹp" cho các thế hệ tương lai.

Đổi mới khoa học

Ông Tập cũng đã có chuyến thăm tại một trung tâm giám sát tại khu vực tưới tiêu Hetao ở Bayannur vào ngày thứ Ba và tìm hiểu về các phương pháp thông tin hóa có thể nêu chi tiết các nỗ lực giám sát tại địa phương cũng như thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài nguyên nước.

Khu vực tưới tiêu Hetao, có tuổi đời khoảng 2.200 năm, đã và đang chuyển hướng nước từ Sông Hoàng Hà để tưới tiêu cho ruộng đất trên đồng bằng Hetao thuộc Khu tự trị Nội Mông, miền bắc Trung Quốc. Đây là một trong ba khu vực thủy lợi lớn nhất của Trung Quốc với hệ thống tưới tiêu và thoát nước bao gồm bảy giai đoạn.

Ông Tập kêu gọi cải tiến dự án, đặc biệt là việc chuyển hướng nước khoa học trong khu vực, đồn thời kêu gọi sự nỗ lực từ toàn xã hội. Dù Trung Quốc có nguồn nước dồi dào nhưng vị Chủ tịch nước Trung Quốc vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiết kiệm nước. Ông cũng kêu gọi các nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong "nông nghiệp hiện đại và hiệu quả" phù hợp với đặc điểm canh tác trong khu vực.

https://news.cgtn.com/news/2023-06-06/Xi-inspects-Bayannur-City-in-Inner-Mongolia-1kpZX03Cw9i/index.html