BẮC KINH, 22/01/2024 /PRNewswire/ -- Cảng Phúc Châu trên bờ biển phía đông nam Trung Quốc đã trở thành một trong những cảng trung tâm quan trọng nhất về vận tải container, được liệt kê trong số 20 cảng hàng đầu thế giới về sản lượng hàng hóa vào năm 2022.
Không khí nhộn nhịp của cảng Phúc Châu nói lên nhiều điều về sự thành công của Phúc Châu, thủ phủ của tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc, trong công cuộc phát triển nền kinh tế biển.
Được biết đến với tên gọi "Phúc Châu trên biển", đường hướng tiếp cận hướng tới tương lai nhằm tìm kiếm sự phát triển kinh tế từ biển là một phần quan trọng trong kế hoạch phát triển dài hạn do Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khởi xướng.
Ông Tập, khi đó là Bí thư Thành ủy Phúc Châu, chịu trách nhiệm vạch ra tầm nhìn chiến lược phát triển kinh tế và xã hội 20 năm của thành phố, hoạch định các mục tiêu, tiến trình, bố cục và ưu tiên phát triển trong 3 năm, 8 năm và 20 năm, được gọi là Chiến lược "3820".
Ông Tập đã nhấn mạnh rằng: "Sự phát triển của một thành phố không chỉ nên cân nhắc đến mục tiêu phát triển trung hạn và dài hạn trong vòng 10 năm và 20 năm, mà còn cần cân nhắc các mục tiêu phát triển lâu dài trong vòng 30 năm, 50 năm, hay thậm chí là hàng trăm năm".
Một kế hoạch chi tiết cho tương lai
Hơn 30 năm trước, Phúc Châu, được núi sông bao bọc xung quanh, có nền tảng công nghiệp yếu kém, doanh thu tài chính thấp và giao thông kém phát triển.
Việc làm cách nào để tìm ra lối thoát cho sự phát triển của thành phố luôn nằm trong tâm trí của ông Tập trong thời gian ông đảm nhận vai trò Bí thư Thành ủy vào tháng 4 năm 1990.
Trước thời điểm ông nhận biết và nắm bắt được cơ hội từ lời kêu gọi cải cách và mở cửa mới nhất của Trung Quốc trong chuyến "thăm miền Nam" của Đặng Tiểu Bình vào đầu năm 1992, ông đã dành hơn một nửa thời gian trong hai năm tiếp theo để tiến hành nghiên cứu thực địa ở cấp cơ sở.
Dưới sự lãnh đạo của ông Tập, hơn 1.600 cán bộ đã tiến hành nghiên cứu và tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến về các chủ đề như nông nghiệp và công nghiệp. Hơn 25.000 ý kiến của công chúng đã được tiếp nhận trong vòng nửa tháng.
Sau hàng chục lần sửa đổi, kế hoạch của dự án đã được thông qua vào tháng 11 năm 1992.
Theo kế hoạch, thành phố sẽ nỗ lực đưa nền kinh tế lên một tầm cao mới vào năm 1995, với các chỉ số chủ chốt tăng gấp đôi so với các chỉ số của năm 1990.
Đến năm 2000, thành phố phấn đấu đưa các chỉ tiêu chủ chốt như bình quân đầu người ở thành thị và nông thôn ngang bằng với các thành phố tiên tiến trong nước. Sau đó, Phúc Châu sẽ đạt hoặc gần bằng mức phát triển trung bình của các quốc gia hoặc khu vực phát triển ở mức trung bình ở châu Á vào khoảng năm 2010.
Yan Zheng, lúc đó là phó chủ tịch Học viện Khoa học Xã hội Phúc Kiến, đã nói với China Media Group rằng: "Được chia thành ba giai đoạn về mặt chỉ số – so sánh với chính chúng ta, so sánh với các thành phố xung quanh và so sánh với các thành phố có cùng trình độ phát triển trên thế giới – kế hoạch này khá khoa học và có hệ thống".
Phát huy thế mạnh của Phúc Kiến
Ông Tập vạch ra kế hoạch với tầm nhìn hướng tới tương lai và thúc đẩy việc xây dựng "Vòng kinh tế Tam giác vàng tại cửa sông Minjiang" và "Phúc Châu trên biển" là hai thành phần quan trọng của dự án chiến lược "3820".
"Làm sao chúng ta có thể quản lý biển khi đất liền chưa phát triển tốt?" Những nghi ngờ đã dấy lên vào thời điểm đó. Ông Tập đề xuất "coi trọng các vùng biển cũng như đất canh tác và phát triển biển cũng như sản xuất lương thực, để mở rộng phạm vi tăng tốc phát triển kinh tế từ đất liền ra biển".
Sau đó, Phúc Châu đưa ra chiến lược phát triển toàn diện, tập trung vào các vùng ven biển và vùng biển trọng điểm.
Các ngành công nghiệp như vận tải biển và các ngành công nghiệp ven cảng bùng nổ, đồng thời các ngành công nghiệp mới nổi như y sinh học biển và sản xuất thiết bị cao cấp điện gió ngoài khơi được đẩy mạnh.
Zhao Ruqi, khi đó là Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Chính trị của Thành ủy Phúc Châu, nói với CMG rằng : "Ông Tập đã giúp chúng tôi phân tích những lợi thế của Phúc Châu". Ngoài ra ông còn cho biết thêm rằng lối thoát là tìm kiếm sự phát triển từ biển.
Từ năm 1992 đến năm 1995, GDP của Phúc Châu tăng trưởng với tốc độ trung bình hàng năm là 26,6% và mục tiêu đầu tiên của dự án chiến lược đã được hoàn thành trong ba năm.
Theo kế hoạch chi tiết cho tương lai, Phúc Châu đã đạt được mục tiêu 8 năm và 20 năm đúng tiến độ.
Hiện Phúc Châu đã phát triển thành một thành phố ven biển với một trong những nền kinh tế biển năng động nhất Trung Quốc. Năm 2022, tổng giá trị sản lượng biển của Phúc Châu vượt mức 330 tỷ nhân dân tệ (khoảng 46 tỷ USD).
Han Qingxiang, giáo sư tại Trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, cho biết tầm quan trọng của chiến lược "3820" không chỉ dừng lại trong phạm vi thành phố này.
Han cho biết rằng: "Từ tầm nhìn chiến lược 20 năm của Phúc Châu cho đến các mục tiêu năm 2035 của Trung Quốc và từ "Phúc Châu trên biển" cho đến "xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia hàng hải hùng mạnh", chúng ta không ngừng triển khai và nghiên cứu sao cho phù hợp với các ý tưởng hoạch định dài hạn, quản trị khoa học, cũng như phát triển đồng bộ như những đề xuất trong dự án chiến lược "3820"".