CGTN: Khu vực đông bắc Trung Quốc thúc đẩy quá trình tái thiết thông qua đổi mới công nghệ

BẮC KINH, 11/09/2023 /PRNewswire/ -- Trong chuyến thị sát khu vực đông bắc Trung Quốc vào tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và kỳ vọng vào quá trình tái thiết toàn diện của vùng đông bắc trong kỷ nguyên mới".

Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), ông Tập đã có nhiều chuyến thăm tới khu vực đông bắc và tổ chức một số hội nghị chuyên đề thảo luận về quá trình tái thiết toàn diện khu vực, cho thấy tầm quan trọng mà vị chủ tịch Trung Quốc dành cho khu vực này.

Khu vực đông bắc, bao gồm các tỉnh Liêu Ninh, Cát Lâm và Hắc Long Giang, đã có những bước tiến lớn hướng tới phục hồi kinh tế, một thành tựu mà ông Tập đã công nhận hôm thứ Sáu trong một chuyến thăm khác tới tỉnh Hắc Long Giang. Ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hơn nữa đổi mới công nghệ, đây là chìa khóa để thúc đẩy các ngành công nghiệp quan trọng trong khu vực.

Ông Tập cho biết, dựa trên nền tảng công nghiệp hiện có của mình, khu vực này phải nỗ lực thúc đẩy quá trình phát triển chất lượng cao của ngành sản xuất hiện đại, đẩy nhanh quá trình nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống và khai thác sức mạnh gia tăng của đổi mới công nghệ, bao gồm việc tối ưu hóa liên tục cơ cấu kinh tế và công nghiệp.

Nơi đây tự hào sở hữu tổ hợp các ngành công nghiệp chiến lược có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh tế cũng như an ninh quốc gia. Khu vực cung cấp diện tích đáng kể để phát triển và chứa đựng tiềm năng to lớn, góp phần tích cực vào công tác thiết lập nhanh chóng một hệ sinh thái công nghiệp đương đại.

Tỷ trọng ngày càng tăng của các ngành công nghiệp công nghệ cao trong khuôn khổ kinh tế nội bộ của khu vực đã đánh dấu những dấu hiệu tái thiết đầy hứa hẹn tại đây. Trong nửa đầu năm nay, sản lượng giá trị gia tăng của sản xuất công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp tại Hắc Long Giang tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt mức trung bình toàn quốc 16,3 điểm phần trăm. Trong đó, lĩnh vực sản xuất dược phẩm chứng kiến mức tăng trưởng giá trị gia tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời lĩnh vực sản xuất thiết bị và hàng không vũ trụ ghi nhận mức tăng nổi trội với con số 24,2%.

Xu hướng này là minh chứng cho quá trình chuyển đổi công nghiệp đang bước vào giai đoạn tăng trưởng nhanh với khả năng tạo ra vô số chất xúc tác mới cho sự tiến bộ. Ngoài ra, việc khởi công một loạt dự án mới ở ba tỉnh đã báo hiệu tín hiệu tích cực đối với việc chính phủ mở rộng phạm vi tiếp cận thị trường, điều này giống với nhận xét của ông Tập hôm thứ Sáu.

Ông Tập Cận Bình phát biểu: "Chúng ta nên phối hợp tốt hơn về thương mại, đầu tư, vận tải và xây dựng nền tảng, mạnh dạn khám phá và tiên phong trong các khía cạnh như tiếp cận thị trường, tính lưu động của yếu tố sản xuất và cởi mở về mặt thể chế, đồng thời tạo ra một mô hình mở cửa toàn diện mới với thế giới bên ngoài".

Tại Thẩm Dương, thủ phủ của Liêu Ninh, hơn 730 dự án trị giá hơn 100 triệu nhân dân tệ (13,6 triệu USD) đã được triển khai trong nửa đầu năm nay, đánh dấu mức tăng 14,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, các ông lớn trong nước và quốc tế như BMW, EVE Energy đã tăng cường sự hiện diện tại thành phố công nghiệp, tập trung vào lĩnh vực xe điện và mở rộng đầu tư. Tổng vốn đầu tư từ các công ty này lên tới hàng chục tỷ nhân dân tệ.

Tại Cát Lâm, tiến độ xây dựng một số "siêu dự án" tập trung vào năng lượng mới và phục hồi sinh thái hiện cũng đang được đẩy nhanh. Từ tháng 1 đến tháng 7, tỉnh này đã thu hút 233 dự án trị giá hơn 1 tỷ nhân dân tệ với mức tăng trưởng đầu tư là 23,7%.

Khu vực đông bắc còn nổi tiếng là trung tâm nông nghiệp của Trung Quốc, nơi mà ông Tập cho rằng phải là nền tảng nhằm đảm bảo an ninh lương thực của quốc gia.

Ông cho biết, khu vực này cần chú trọng hơn đến việc phát triển công nghệ nông nghiệp, đồng thời thúc đẩy nông nghiệp dựa trên công nghệ, nông nghiệp thân thiện với môi trường, nông nghiệp chất lượng cũng như nông nghiệp có thương hiệu.

Tại huyện Lishu, nơi ông Tập từng đến thăm, là một ví dụ điển hình về quá trình phát triển nông nghiệp dựa trên công nghệ của khu vực được thể hiện một cách rõ nét. Nằm ở Cát Lâm, một cơ sở sản xuất ngũ cốc hàng hóa lớn, huyện này đã chuyển đổi phương thức canh tác truyền thống thành một quy trình bảo tồn triệt để đất đen, vốn là chìa khóa cho sản xuất ngũ cốc của tỉnh. Trong ba năm qua, diện tích làm đất theo "mô hình Lishu" đã tăng gấp hai lần lên 3 triệu mu (200.000 ha), góp phần nâng sản lượng nông nghiệp lên 81,6 tỷ jin (40 triệu tấn) ở Cát Lâm vào năm 2022, đây là một con số cao kỷ lục.

https://news.cgtn.com/news/2023-09-08/China-s-northeast-region-to-advance-revitalization-via-tech-innovation-1mVZp8F42jK/index. html