BẮC KINH, 26/04/2023 /PRNewswire/ -- Sáu mươi năm đã trôi qua kể từ ngày Trung Quốc cử phái đoàn y tế đầu tiên đến Algeria vào năm 1963. Kể từ đó, hơn 30.000 nhân viên y tế đã được cử đến 76 quốc gia và vùng lãnh thổ, cung cấp dịch vụ y tế cho 290 triệu người, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Tại cuộc họp báo thường kỳ vào ngày 19/4, ông Uông Văn Bân đã chia sẻ: "Cung cấp hỗ trợ y tế nắm vai trò quan trọng trong công cuộc giúp đỡ các quốc gia khác của Trung Quốc", đồng thời cho biết thêm rằng "đó cũng là một ví dụ điển hình cho cam kết của Trung Quốc trong việc xây dựng một cộng đồng y tế toàn cầu cho tất cả mọi người dân trên thế giới".
Lấy đại dịch COVID-19 làm ví dụ, ông Uông cho biết: "Trung Quốc đã cử 37 nhóm chuyên gia đến 34 quốc gia, cung cấp hơn 2.2 tỷ liều vắc-xin COVID-19 cho hơn 120 quốc gia và tổ chức quốc tế". Ông cũng khẳng định sáu thập kỷ qua, Trung Quốc hiểu rằng viện trợ y tế là cách bạn bè quốc tế giúp đỡ lẫn nhau.
Các nỗ lực viện trợ cho nước ngoài
Hỗ trợ y tế là một hình thức viện trợ của Trung Quốc kể từ những năm 1950 khi ban lãnh đạo nước này quyết định hỗ trợ nỗ lực cải thiện cuộc sống của người dân và xúc tiến sự tăng trưởng của các nước đang phát triển.
Các hình thức khác của viện trợ bao gồm viện trợ tài chính và lương thực cũng như gia tăng các dự án hợp tác ở nước ngoài, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Từ năm 2013 đến 2018, Trung Quốc đã chi 270,2 tỷ nhân dân tệ (khoảng 39 tỷ USD) cho công tác hỗ trợ nước ngoài, 47.3% trong số đó là viện trợ không hoàn lại, theo Sách Trắng với tiêu đề "Hợp tác phát triển quốc tế của Trung Quốc trong kỷ nguyên mới" do Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện ban hành ngày 10/01/2021.
Sách Trắng cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đã viện trợ lương thực khẩn cấp cho hơn 50 quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh, cứu trợ hàng chục triệu người.
Lấy câu nói "Trao cần câu chứ đừng cho cá" làm đường hướng, Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc cung cấp viện trợ hiện kim mà còn chuyển sang đẩy mạnh các dự án hợp tác giúp tăng cường khả năng phát triển kinh tế của các nước nhận viện trợ.
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cùng Quỹ Hỗ trợ Hợp tác Nam-Nam (SSCAF) là những ví dụ nổi bật cho thấy sự hợp tác của Trung Quốc với các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển về việc hỗ trợ công nghệ và xây dựng cơ sở hạ tầng để đạt được sự phát triển thịnh vượng chung.
Đối với SSCAF, Sách Trắng cho biết vào cuối năm 2019, Trung Quốc đã hợp tác với 14 tổ chức quốc tế trong khuôn khổ để khởi động 82 dự án trai rộng các lĩnh vực, bao gồm phát triển nông nghiệp, giảm nghèo và viện trợ thương mại.
Tinh thần chia sẻ và hỗ trợ
Năm nay đánh dấu cột mốc kỷ niệm 10 năm của BRI. Ngoài chia sẻ "BRI đã thu hút gần 1 nghìn tỷ USD đầu tư, thiết lập hơn 3.000 dự án hợp tác trong thập kỷ qua" tại cuộc họp báo ngày 07/03, Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương còn cho biết thêm rằng sáng kiến này đã "tạo ra 420.000 việc làm tại địa phương, đưa gần 40 triệu người thoát khỏi đói nghèo".
Ông Ahsan Iqbal Chaudhary, Bộ trưởng Bộ Phát triển Kế hoạch & Sáng kiến Đặc biệt của Pakistan, chia sẻ tại Hội nghị thường niên Châu Á vào cuối tháng Ba: "Vẻ đẹp thực sự của BRI nằm ở tinh thần chia sẻ đằng sau đó, Trung Quốc đã chọn chia sẻ sự thành công của mình với các nước đang phát triển".
Ông La Chiếu Huân, trưởng Ban Hợp tác Phát triển Quốc tế Trung Quốc (CIDCA), trả lời các phóng viên trong Phiên họp thứ hai năm nay rằng sự hỗ trợ của Trung Quốc giống như sự giúp đỡ bạn bè, trích dẫn ví dụ rằng Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên đẩy mạnh hỗ trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sau trận động đất chết người xảy ra vào tháng Hai.
Hiểu được rằng người dân Trung Quốc và người dân từ các quốc gia khác có chung số phận, ông Xu Wei, người phát ngôn của CIDCA, cho rằng quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới đã và đang cung cấp hỗ trợ cho các nước đang phát triển khác trong khả năng của mình theo Hợp tác Nam-Nam.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 10/04, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân cho biết Trung Quốc luôn cam kết hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội cho các nước đang phát triển, trong đó có các nước ở châu Phi.