CGTN: Trung Quốc nhấn mạnh vai trò của cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương trong việc giải quyết các thách thức toàn cầu

BẮC KINH, 21/11/2022 /PRNewswire/ -- Với chủ đề "Cởi mở, Kết nối, Cân bằng", Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29 khai mạc vào thứ Sáu tại Bangkok, đây là cuộc họp trực tiếp đầu tiên kể từ năm 2018.

Tiếng nói của Trung Quốc tạo dấu ấn khi quốc gia thành viên APEC này không chỉ thúc đẩy sự phát triển của chính mình mà còn có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế khu vực và thế giới. 

bài phát biểu tại cuộc họp hôm thứ Sáu, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh về việc xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương với một tương lai chung, đồng thời nhấn mạnh thêm rằng khu vực châu Á - Thái Bình Dương là "quê hương của chúng tôi cũng như là sức mạnh của tăng trưởng kinh tế toàn cầu".

Cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương với một tương lai chung

Ông Tập cho biết: "Hiện nay thế giới đã đi đến một ngã rẽ lịch sử khác, và điều này đã làm cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương trở nên quan trọng và nổi bật hơn về mặt vị thế và vai trò".

Kêu gọi những nỗ lực chung trong việc xây dựng một cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương hướng tới một tương lai chung, ông nhấn mạnh một số khía cạnh — hòa bình và ổn định, thịnh vượng cho tất cả mọi người, xanh-sạch-đẹp cũng như là một tương lai chung.

Ông cũng nhấn mạnh duy trì công bằng và công lý quốc tế, tôn trọng tinh thần cởi mở và toàn diện, tìm kiếm cách phát triển xanh và giảm thiểu cacbon, đồng thời cam kết hợp tác để đạt được mục tiêu.

Địa vị của khu vực có ý nghĩa rất lớn trên thế giới. Với dân số tổng cộng là 2,9 tỷ người, 21 nền kinh tế của APEC chiếm trên 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thế giới và khoảng một nửa ngành thương mại thế giới.

APEC đang chú trọng hoạt động trên các lĩnh vực như tự do hóa thương mại và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp cũng như hợp tác kinh tế kỹ thuật nhằm đạt được tăng trưởng bền vững và thịnh vượng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã giảm dự báo tăng trưởng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương xuống còn 4% trong năm nay và 4,3 phần trăm trong năm tới, lần lượt là 0,9 và 0,8 điểm phần trăm theo dự báo vào tháng Tư.

Ông Krishna Srinivasan, Giám đốc điều hành IMF tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương cho biết, mặc dù mức tăng trưởng giảm sút, châu Á vẫn là một điểm tương đối sáng trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng mờ nhạt.

Trung Quốc cam kết quan hệ đối tác trong khu vực

Kể từ khi gia nhập APEC 31 nhiều năm về trước, Trung Quốc đã cam kết chặt chẽ về mối quan hệ đối tác trong khu vực và về thương mại và đầu tư tự do, đóng góp đáng kể cho hệ thống thương mại đa phương và nền kinh tế thế giới mở.

Ông Tập phát biểu trong cuộc họp APEC: "Trung Quốc sẽ hợp tác với các bên khác trong việc thực hiện đầy đủ và thực hiện thật tốt đối với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)".

Ông cho biết thêm quốc gia này sẽ tiếp tục nỗ lực để tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế số (DEPA).

RCEP, hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và năm đối tác hiệp định thương mại tự do: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zealand. Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên phê chuẩn hiệp định RCEP vào năm ngoái.

Cả RCEP và CPTPP được cho là con đường khả thi dẫn tới Khu vực Thương mại Tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) rộng lớn hơn mà 21 quốc gia thành viên APEC mong muốn thiết lập.

Theo Chủ tịch nước Trung Quốc, quốc gia này sẽ xem xét tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường về Hợp tác quốc tế lần thứ ba vào năm tới để tạo động lực mới cho sự phát triển và thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng như của thế giới.

Lặp lại chủ đề của APEC 2022, Bắc Kinh đã hứa hẹn một chiến lược mở cửa áp dụng tiêu chuẩn cao với Hội chợ Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc lần thứ năm tại Thượng Hải sẽ mang lại kết quả tuyệt vời vào đầu tháng này.

Các thỏa thuận dự kiến với tổng trị giá 73,5 tỷ USD trong sự kiện mang chủ đề nhập khẩu là một minh chứng cho thị trường khổng lồ của Trung Quốc và vô số cơ hội kinh doanh.

Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 diễn ra vào tháng trước đã thiết lập kế hoạch cho sự phát triển của đất nước trong hiện tại và tương lai xa, Chủ tịch nước cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ thúc đẩy một chương trình nghị sự mở rộng hơn trên nhiều lĩnh vực hơn và có chiều sâu hơn.

Ông nhấn mạnh rằng để đi theo con đường hiện đại hóa của Trung Quốc, quốc gia này sẽ xây dựng các hệ thống mới cho "một nền kinh tế mở tiêu với chuẩn cao hơn" và chia sẻ cơ hội phát triển với thế giới, đặc biệt là với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

https://news.cgtn.com/news/2022-11-18/China-stresses-Asia-Pacific-community-in-addressing-global-challenges-1f3LalyTRGU/index.html