CGTN: Tân Cương, trung tâm hợp tác Vành đai và Con đường

Bắc Kinh, 19/07/2022 /PRNewswire/ -- Nhờ tọa lạc ngay tại vị trí chiến lược là biên giới cực Tây của đất nước, khu tự trị Tân Cương trở thành cầu nối của Trung Quốc đến Trung Á, Trung Đông và Châu Âu.

Tân Cương đóng vai trò quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc đề xuất. Đây là khuôn khổ các mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng kết nối Châu Á với Châu Âu và Châu Phi xuyên suốt và vượt xa hơn các tuyến đường cổ xưa của Con đường Tơ lụa.

Trong chuyến thăm Tân Cương từ thứ Ba đến thứ Sáu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi khu vực đa sắc tộc là vùng "trung tâm" trong hợp tác Vành đai và Con đường. 

Hôm chiều thứ Ba, Chủ tịch Tập đã có bài phát biểu với nhân viên tại Khu cảng đất liền quốc tế Urumqi, hòa chung trong bối cách đất nước đang thúc đẩy mở rộng hoạt động mở cửa, tập trung phát triển các khu vực phía Tây và cùng nỗ lực xây dựng sáng kiến Vành đai và Con đường.

Chủ tịch Tập nhấn mạnh việc thúc đẩy xây dựng khu vực chính của vành đai kinh tế Con đường tơ lụa - thành phần "vành đai" của BRI - và kết hợp chiến lược mở cửa khu vực Tân Cương vào kế hoạch tổng thể của đất nước về phát triển vùng đất phía Tây.

Cửa ngõ quan trọng

Tại khu vực cảng đất liền quốc tế, ông Tập kiểm tra các hoạt động của Đường sắt tốc hành Trung Quốc-Châu Âu (Urumqi), cảng Alashankou và cảng Horgos, tất cả đều là cửa ngõ quan trọng cho hoạt động thương mại xuyên biên giới.

Horgos, hiểu đơn giản là "khu vực các đoàn lữ hành đi qua," từng là một trạm buôn bán dọc theo tuyến đường phía bắc của Con đường Tơ lụa cổ xưa. 

Năm 2016, cảng khai trương dịch vụ tàu chở hàng Trung Quốc-Châu Âu và từ đó chứng kiến sự gia tăng ổn định về số lượng tàu chạy qua. Năm 2020, mặc dù chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, số lượng tàu vận tải hàng hóa tuyến Trung Quốc-Châu Âu đi qua cảng Horgos đã vượt quá con số 4.720, tăng 43% so với tổng số chuyến tàu năm 2019.

Theo các quan chức hải quan địa phương, trong bối cảnh đại dịch khó khăn, các dịch vụ của hệ thống tàu vận tải Trung Quốc-Châu Âu đang dần được nhiều công ty ưa chuộng nhờ chi phí thấp, khả năng vận chuyển lớn, đảm bảo tính ổn định và khả năng kết nối tuyệt vời.

Cảng Alashankou, còn gọi là cảng đường sắt đèo Alataw, là tuyến gần nhất kết nối Châu Âu với Trung Quốc. Tháng 10/2020, hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới xuất hiện tại cảng nội địa và các mặt hàng như đồ chơi, sản phẩm kỹ thuật số và quần áo sản xuất trong nước đã được vận chuyển sang Châu Âu kể từ đó.

Theo dữ liệu từ hải quan cảng nội địa, tính từ tháng 01/2020, có hơn 57 triệu gói thương mại điện tử xuyên biên giới trị giá trên 1 tỷ NDT (khoảng 160 triệu USD) được xuất khẩu qua cảng.

Trong quá trình thị sát, ông Tập cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc đổi mới hệ thống hướng đến một nền kinh tế mở, xây dựng các hành lang rộng lớn, tận dụng tốt hơn cả thị trường và nguồn lực trong nước và quốc tế, đồng thời tích cực phục vụ và hội nhập vào mô hình phát triển mới.

Năm 1999, Trung Quốc đưa ra Chiến lược Phát triển phía Tây và kể từ đó, các khu vực phía Tây của đất nước này đã đạt được những tiến bộ đáng kể. Sự tăng trưởng GDP mạnh mẽ tại khu vực phía tây Trung Quốc đang dần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa phía Đông và phía Tây của quốc gia này.

https://news.cgtn.com/news/2022-07-16/Xinjiang-a-hub-in-Belt-and-Road-cooperation-1bHN4QKUUgw/index.html