PHNOM PENH, Campuchia, 5/12/2024 /PRNewswire/ -- Fair Finance Asia (FFA) vừa công bố một bảng đánh giá mới, đánh giá mức độ các ngân hàng châu Á hỗ trợ người tiêu dùng tích cực đóng góp vào các kết quả bền vững.
Fair Finance Asia (2024, December). Empowering Consumers as Drivers of Sustainability in Asia’s Financial Sector.
Ra mắt vào ngày 4 tháng 12, nhân Ngày Quốc tế các Ngân hàng, bảng đánh giá mang tên Trao quyền cho người tiêu dùng làm động lực thúc đẩy phát triển bền vững trong lĩnh vực tài chính tại châu Á đã so sánh chính sách của 15 ngân hàng tại Campuchia, Indonesia, Pakistan, Philippines và Thái Lan trên bốn lĩnh vực trọng yếu: tài chính toàn diện, bảo vệ người tiêu dùng, nâng cao kiến thức và hiểu biết về tài chính, cơ chế tham gia và trách nhiệm giải trình.
Dù các ngân hàng đạt điểm cao hơn, trung bình, mảng tài chính toàn diện (5,2/10) và bảo vệ người tiêu dùng (5,5/10) thì họ lại nhận điểm số rất thấp ở lĩnh vực cơ chế tham gia và trách nhiệm giải trình (1,3/10). Trong bốn lĩnh vực chính, các ngân hàng được đánh giá chỉ đạt điểm trung bình 3,5/10. Fair Finance Asia (FFA), phối hợp cùng các liên minh quốc gia như Fair Finance Cambodia, ResponsiBank Indonesia, Fair Finance Pakistan, Fair Finance Philippines và Fair Finance Thailand, cùng đối tác nghiên cứu Profundo, kêu gọi các ngân hàng cân bằng giữa mục tiêu tài chính toàn diện với các sáng kiến nâng cao kiến thức tài chính và trao quyền cho người tiêu dùng nhằm đảm bảo khách hàng được cung cấp thông tin đầy đủ và hữu ích về các chiến lược phát triển bền vững cũng như thực hành tài chính của ngân hàng, đồng thời có khả năng buộc ngân hàng thực hiện cam kết đưa ra.
Bà Bernadette Victorio, Trưởng nhóm chương trình Fair Finance Asia, cho biết: "Người tiêu dùng châu Á ngày càng đặt kỳ vọng cao vào sự minh bạch và trách nhiệm giải trình từ các tổ chức tài chính. Các ngân hàng nên đáp ứng bằng cách nâng cao kiến thức và kết nối với người tiêu dùng, trao quyền cho họ đưa ra những quyết định tài chính thông minh hơn, phù hợp với giá trị cá nhân và biến họ thành đối tác trong hành trình phát triển bền vững."
Ông Yut Sakara Phon, Điều phối viên của Fair Finance Cambodia, chia sẻ: "Để thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững, các ngân hàng phải trao quyền cho người tiêu dùng bằng cách cung cấp thông tin minh bạch và nâng cao hiểu biết của họ, trở thành những đối tác tích cực để cùng đạt được các mục tiêu xã hội và môi trường."
Herni Ramdlaningrum, Giám đốc Chương trình PRAKARSA cho biết: "Để thực sự tạo ra sự thay đổi, các ngân hàng cần ưu tiên gắn kết người tiêu dùng trong việc định hình một hệ sinh thái tài chính có trách nhiệm và bền vững hơn, qua đó tạo ra những tác động tích cực lâu dài đối với môi trường và xã hội."
Ông Asim Jaffry, Trưởng nhóm Chương trình Quốc gia tại Fair Finance Pakistan, phát biểu: "Các ngân hàng ở Pakistan dường như đặt lợi nhuận lên trên mục tiêu, họ thường quảng bá các sản phẩm tài chính với rất ít thông tin về tác động của chúng đối với cá nhân và xã hội. Các ngân hàng cần làm nhiều hơn nữa để trao quyền cho con người và bảo vệ hành tinh."
Tiến sĩ Genalyn G. Aquino-Arcayera, Giám đốc Chương trình, Fair Finance Philippines, thuộc tổ chức Sáng kiến Đối thoại và Trao quyền thông qua Dịch vụ Pháp lý Thay thế (IDEALS), cho biết: "Mặc dù các ngân hàng Philippines được đánh giá cao nhất về khả năng tài chính toàn diện, nâng cao nhận thức tài chính và cơ chế trách nhiệm giải trình, nhưng họ vẫn cần tăng cường tính minh bạch, đặc biệt là khâu công bố thông tin về các dự án nhận tài trợ."
Bà Sarinee Achavanuntakul, Trưởng nhóm Nghiên cứu của Fair Finance Thailand, chia sẻ: "Thật tuyệt khi thấy các ngân hàng Thái Lan đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ người tiêu dùng trong số các quốc gia được đánh giá. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng trong các chính sách nhằm ngăn chặn tình trạng nợ chồng chất và cần phải nhanh chóng tăng cường trách nhiệm giải trình cũng như tính minh bạch."
Để xem bảng điểm đánh giá, vui lòng truy cập: http://bit.ly/3Vp0emN
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:
Kyle Cruz
Giám đốc thông tin và truyền thông
Fair Finance Asia
Lưu ý cho biên tập viên:
Giới thiệu về FFA
Fair Finance Asia (FFA) là một mạng lưới khu vực gồm các tổ chức xã hội dân sự (CSO) tại châu Á, cam kết đảm bảo rằng các quyết định tài trợ của các tổ chức tài chính trong khu vực luôn tôn trọng phúc lợi xã hội và môi trường của các cộng đồng địa phương. Để biết thêm thông tin về FFA, hãy truy cập: https://fairfinanceasia.org/