CGTN: Bắt đầu một kỷ nguyên mới trong phát triển khu vực châu Á – Thái Bình Dương giữa bối cảnh bất ổn toàn cầu

BẮC KINH, 18/11/2024 /PRNewswire/ -- Trong nhiều thập kỷ, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã trở thành yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Vào tháng 10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự đoán khu vực này sẽ đóng góp khoảng 60 phần trăm vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2024.

Đồng thời, quan hệ hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương đang phải đối mặt với những thách thức như xu hướng địa chính trị gia tăng, chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ. Về vấn đề này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Bảy đã kêu gọi các nhà lãnh đạo là thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) gánh vác nhiều trách nhiệm hơn.

Ông Tập phát biểu khi tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 31 tại thủ đô Lima của Peru rằng: "Chúng ta phải hành động đoàn kết và hợp tác để ứng phó với những thách thức, thực hiện đầy đủ Tầm nhìn Putrajaya 2040, xây dựng cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương vì một tương lai chung và bắt đầu kỷ nguyên mới trong công cuộc phát triển Châu Á - Thái Bình Dương".

Đề xuất của Trung Quốc

Để tăng cường quan hệ hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương, chủ tịch Trung Quốc đã đưa ra ba đề xuất vào hôm thứ Bảy.

Đầu tiên, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh đến nhu cầu xây dựng một mô hình hợp tác cởi mở và kết nối cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, kêu gọi duy trì cam kết đối với chủ nghĩa đa phương và nền kinh tế cởi mở.

Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực hướng tới một nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cởi mở. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của 13 nền kinh tế thuộc APEC và đã tích cực thúc đẩy xây dựng Khu vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN, thúc đẩy việc triển khai hiệu quả và chất lượng Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) và nộp đơn xin tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định đối tác kinh tế số.

Thứ hai, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh nhu cầu sử dụng phương thức đổi mới xanh làm chất xúc tác cho khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, ông đã nói rằng những nền kinh tế thuộc APEC nên thúc đẩy chuyển đổi cũng như phát triển xanh và kỹ thuật số đồng thời để tạo ra động lực mới và yếu tố thúc đẩy mới cho sự phát triển của Châu Á - Thái Bình Dương.

Trung Quốc đang phát triển lực lượng sản xuất chất lượng mới theo điều kiện thực tế và tăng cường hợp tác với các bên quan tâm về công cuộc đổi mới xanh. Ông Tập tuyên bố vào hôm thứ Bảy rằng Trung Quốc sẽ khởi động Sáng kiến hợp tác luồng dữ liệu xuyên biên giới toàn cầu.

Trung Quốc đã đưa ra các sáng kiến hợp tác giữa các nền kinh tế thành viên APEC về nông nghiệp xanh, phát triển đô thị bền vững, chuyển đổi năng lượng xanh và ít carbon, kiểm soát và phòng ngừa ô nhiễm biển.

Chủ tịch Trung Quốc cũng kêu gọi nỗ lực giữ vững tầm nhìn mang lại lợi ích chung và toàn diện cho sự phát triển của Châu Á - Thái Bình Dương. Dữ liệu do Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố cho thấy Trung Quốc đóng góp 64,2 phần trăm vào tăng trưởng kinh tế của khu vực, 37,6 phần trăm vào tăng trưởng thương mại hàng hóa và 44,6 phần trăm vào tăng trưởng thương mại dịch vụ.

Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu với các nhà lãnh đạo APEC rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy các sáng kiến thông qua diễn đàn APEC về gia tăng thu nhập cho người dân và phát triển cụm công nghiệp của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhằm mục đích mang lại sự phát triển mang lại lợi ích chung và toàn diện cho các nền kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương.

Cam kết của Trung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Trung Quốc sẽ đăng cai Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào năm 2026, đồng thời cho biết Trung Quốc hoan nghênh tất cả các bên tiếp tục đi trên "chuyến tàu tốc hành" để phát triển và cùng tăng trưởng với nền kinh tế Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc khẳng định lại về cam kết cải cách và mở cửa của Trung Quốc. Ông cho biết rằng: "Cải cách và mở cửa là một quá trình lịch sử trong đó Trung Quốc và thế giới cùng đạt được sự phát triển và tiến bộ".

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XX, tại hội nghị lần thứ ba vào tháng 7, đã đề ra các kế hoạch có hệ thống nhằm tiếp tục cải cách sâu rộng hơn nữa trên mọi phương diện với hơn 300 biện pháp cải cách quan trọng đã được công bố, liên quan đến hoạt động xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa tiêu chuẩn cao, thúc đẩy phát triển kinh tế chất lượng cao, thúc đẩy mở cửa tiêu chuẩn cao, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân và xây dựng một đất nước tươi đẹp.

Trong bài diễn văn viết tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC hôm thứ sáu, ông Tập cũng cho biết Trung Quốc sẽ đưa ra thêm nhiều chính sách mở cửa tự nguyện và đơn phương, mở rộng mạng lưới các khu vực thương mại tự do tiêu chuẩn cao hướng đến toàn cầu và mở rộng cánh cửa hơn nữa ra thế giới.

https://news.cgtn.com/news/2024-11-17/Starting-a-new-era-in-Asia-Pacific-development-amid-global-uncertainty-1yAvmNr7lYc/p.html