CGTN: Trung Quốc đã đóng góp như thế nào vào công cuộc xóa đói giảm nghèo toàn cầu, thúc đẩy hiện đại hóa các nước đang phát triển

BẮC KINH, 20/11/2024 /PRNewswire/ -- John Kimani, một chuyên gia từ Tổ chức Nghiên cứu Nông nghiệp và Chăn nuôi Kenya, đã bày tỏ sự hào hứng vô cùng với tiềm năng của một loại gạo mới do Trung Quốc phát triển. Loại gạo này có thể đóng góp đáng kể vào lĩnh vực an ninh lương thực và cuộc chiến chống đói nghèo ở quê hương của chíng ông.

Kimani, người phụ trách các cánh đồng lúa, cho biết, giống lúa mới này có thể cho năng suất lên tới 7,5 tấn/ha, cao gấp đôi sản lượng của các giống lúa truyền thống của Kenya. Giống lúa mới này dự kiến sẽ được Kenya thông qua trong năm nay và mang lại hy vọng mới về khả năng tự cung tự cấp lương thực cho quốc gia châu Phi này, vốn là một quốc gia phải nhập khẩu hơn 80 phần trăm lượng gạo.

Những năm gần đây, Trung Quốc đã nỗ lực hết mình trong việc hỗ trợ các nước châu Phi xóa đói giảm nghèo và ủng hộ hai bên thực hiện trao đổi, hợp tác xóa đói giảm nghèo, mang lại lợi ích thiết thực cho toàn thể người dân địa phương.

Tại phiên họp đầu tiên của Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 19 diễn ra tại Rio de Janeiro, Brazil, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu rằng, Trung Quốc sẽ luôn là đối tác lâu dài đáng tin cậy của các nước đang phát triển và đồng thời là đất nước hành động tiên phong vì sự phát triển toàn cầu.

Ông Tập Cận Bình chia sẻ: "Một bông hoa không làm nên mùa xuân. Trung Quốc muốn chứng kiến trăm hoa cùng đua nở và sẽ chung tay hỗ trợ cùng các nước đang phát triển trên hành trình hướng tới hiện đại hóa."

Hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo trên quy mô toàn cầu

Cho đến nay, Trung Quốc đã đưa gần 800 triệu người dân thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực, đạt được mục tiêu xóa đói, giảm nghèo của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc trước thời hạn.

Để giải quyết tình trạng đói nghèo, Trung Quốc đã đưa ra các chính sách có mục tiêu phù hợp với từng làng, hộ gia đình và cá nhân, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tập trung mạnh mẽ nhân tài, vốn và công nghệ vào các khu vực kém phát triển. Các chính sách này cũng giúp các địa phương tạo ra những sự tăng trưởng vượt bậc thông qua việc thúc đẩy sự phát triển và nâng cấp cơ sở hạ tầng cho các ngành công nghiệp có đặc điểm riêng biệt, tất cả đều dựa trên điều kiện riêng của từng địa phương và từng lĩnh vực.

Ông Tập khẳng định: "Nếu Trung Quốc có thể làm được thì các nước đang phát triển khác cũng có thể làm được. Đây chính là những gì mà cuộc chiến chống đói nghèo của Trung Quốc muốn lan tỏa với thế giới."

Bên cạnh việc cam kết xóa đói giảm nghèo tại các khu vực trong nước, Trung Quốc cũng đã hợp tác với các quốc gia khác để thực hiện xóa đói, giảm nghèo trên quy mô toàn thế giới, thúc đẩy một cộng đồng toàn cầu với tương lai chung cho nhân loại.

Tại Châu Phi, Trung Quốc đã thành lập cũng như triển khai 47 dự án xóa đói giảm nghèo và dự án nông nghiệp, đào tạo gần 9.000 cán bộ nông nghiệp, chia sẻ hơn 300 công nghệ tiên tiến có thể ứng dụng được, và mang lại lợi ích cho hơn 1 triệu hộ nông dân nhỏ theo chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển nông nghiệp.

Trung Quốc cũng tích cực hỗ trợ các nước đang phát triển trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng và tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội địa phương.

Theo kết quả cuộc nghiên cứu của CGTN, 91,4 phần trăm số người được hỏi đồng ý rằng Trung Quốc là một thế lực mạnh mẽ trong việc thúc đẩy sự phát triển, phục hồi và hỗ trợ đạt được tương lai chung của các nước Nam Bán cầu.

Ông Tập phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh rằng cần phải có nhiều cầu nối hợp tác hơn và ít tình trạng "sân nhỏ, hàng rào cao" hơn để ngày càng nhiều quốc gia đang phát triển có thể có được điều kiện tốt hơn và nhanh chóng đạt được hiện đại hóa.

Hành động của Trung Quốc

Gắn kết chặt chẽ sự phát triển của mình với sự phát triển chung của toàn cầu, Trung Quốc luôn là nước ủng hộ tích cực, là quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ và liên tục đóng góp vào công cuộc xóa đói giảm nghèo toàn cầu.

Để thúc đẩy hợp tác Nam-Nam, Trung Quốc đã nâng cấp Quỹ Phát triển Toàn cầu và Hợp tác Nam-Nam, gia tăng lượng vốn đầu tư lên 4 tỷ đô la. Tổng số dự án phát triển toàn cầu được thành lập đã vượt quá con số 1.000, với hơn 500 dự án đã hoàn thành hoặc đang được triển khai.

Kêu gọi cùng nhau tiến tới hiện đại hóa với các nước đang phát triển, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã nêu ra tám hành động của Trung Quốc vì sự phát triển toàn cầu, bao gồm các lĩnh vực như theo đuổi hợp tác Vành đai và Con đường chất lượng cao, hỗ trợ phát triển ở Châu Phi và hỗ trợ G20 thực hiện hợp tác thiết thực vì lợi ích của Nam Bán cầu.

Ông Tập cho biết 20 tỷ đô la trong quỹ phát triển sẽ tiếp tục được sử dụng đúng mục đích để hỗ trợ các nước đang phát triển và tăng cường hợp tác thực tiễn trong các lĩnh vực như xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực và kinh tế số.

Ông cho biết Trung Quốc đã quyết định tham gia Liên minh toàn cầu chống đói nghèo và bày tỏ sự ủng hộ đối với G20 trong việc tiếp tục tổ chức Hội nghị bộ trưởng phát triển.

Ông Tập Cận Bình cũng đã công bố quyết định dành cho tất cả các nước kém phát triển có mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, các nước này sẽ được hưởng mức thuế suất bằng 0 đối với 100% các loại hàng hoá cần đóng thuế. Dự kiến từ nay đến năm 2030, kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước đang phát triển khác có thể lên tới hơn 8 nghìn tỷ đô la.

https://news.cgtn.com/news/2024-11-19/How-China-contributes-to-global-poverty-reduction-modernization-drive-1yDMC7vlDLq/p.html