Singapore cũng công bố Khung quản trị mẫu hoàn chỉnh cho GenAI và thông báo rằng họ đang hợp tác với quốc gia nhỏ Rwanda về Sổ tay Chiến lược quản trị AI dành cho các quốc gia nhỏ.
SINGAPORE, 31/05/2024 /PRNewswire/ -- Ông Heng Swee Keat, Phó Thủ tướng Singapore kiêm Chủ tịch Quỹ Nghiên cứu Quốc gia NRF, đã trình bày sơ lược về khoản đầu tư gần 300 triệu đô la Singapore vào Chiến lược Lượng tử Quốc gia (NQS) của Singapore nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp Lượng tử đang phát triển của Singapore. Khoản đầu tư này sẽ củng cố vị thế của quốc gia này như một trung tâm hàng đầu trong công cuộc phát triển và triển khai công nghệ lượng tử trong 5 năm tới. Phó Thủ tướng Heng cũng đã triển khai Lộ trình của Trung tâm Dữ liệu Xanh (DC) làm chỉ dẫn nhằm đảm bảo tính bền vững cho phương diện kỹ thuật số và vạch ra lộ trình tăng trưởng xanh cho các DC, qua đó hỗ trợ phát triển AI và điện toán. Đối với lĩnh vực AI, Phó Thủ tướng Heng đã công bố phát hành Khung quản trị AI mẫu (AI tạo sinh), cũng như phát triển Sổ tay chiến lược quản trị AI của Diễn đàn kỹ thuật số cho các quốc gia nhỏ (DFOSS) với Rwanda để nâng cao mức độ đảm bảo an toàn của AI.
NQS sẽ tập trung vào bốn sáng kiến tài trợ, đó là:
1.Trung tâm Công nghệ Lượng tử (CQT), một trung tâm nghiên cứu xuất sắc do Đại học Quốc gia Singapore dẫn dắt, sẽ được nâng cấp thành trung tâm nghiên cứu quốc gia hàng đầu.
2.Chương trình Cảm biến Lượng tử Quốc gia Mới được thiết lập trong khuôn khổ Chương trình Kỹ thuật Lượng tử 3.0 (QEP 3.0), song song với đó thì các chương trình lượng tử cấp quốc gia hiện có sẽ giúp nâng cao khả năng vốn có ở thời điểm hiện tại để đáp ứng nhu cầu của ngành.
3.Sáng kiến Bộ xử lý Lượng tử Quốc gia Mới (NQPI) được thiết lập để giúp Singapore thiết kế và xây dựng bộ xử lý lượng tử thực tế của riêng quốc gia này.
4.Chương trình Học bổng Lượng tử Quốc gia (NQSS) sẽ được triển khai để phát triển nguồn nhân tài của Singapore trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) lượng tử.
Tiến sĩ Janil Puthucheary, Bộ trưởng cấp cao về Truyền thông và Thông tin của Quốc gia đã chia sẻ cách Singapore đang đi đầu trong việc đảm bảo sự tăng trưởng bền vững lâu dài của các DC với Lộ trình DC Xanh. Lộ trình nhằm mục đích cung cấp thêm ít nhất 300 MW công suất trong thời gian tới và nhiều hơn thế nữa thông qua việc triển khai năng lượng xanh. Công suất bổ sung nhằm mục đích gieo mầm những cách thức sáng tạo để tăng tốc hiệu quả sử dụng năng lượng, cũng như các cách kết hợp để khai thác thêm công suất thông qua năng lượng xanh.
Lộ trình cũng vạch ra các kế hoạch của IMDA trong việc hợp tác trong ngành nhằm vượt qua các ranh giới và tăng tốc tính bền vững của DC trên hai mặt trận:
1.Tăng tốc hiệu quả sử dụng năng lượng của DC ở cấp độ phần cứng và phần mềm, đồng thời giúp toàn ngành và người dùng cuối áp dụng được các công nghệ tốt nhất để tối đa hóa hiệu quả, công suất và tiềm năng kinh tế.
2.Đẩy nhanh việc sử dụng năng lượng xanh của các DC để mở rộng công suất và nắm được cách chúng tôi có thể triển khai trên quy mô lớn theo thời gian nhằm tối đa hóa không gian cho sự phát triển liên tục của các DC
Singapore đã và đang tích cực đóng góp vào các cuộc thảo luận về an toàn AI toàn cầu thông qua các sáng kiến như Khung quản trị AI mẫu (AI tạo sinh) và Diễn đàn kỹ thuật số cho các quốc gia nhỏ (DFOSS). Khung quản trị AI mẫu (GenAI) là khung toàn diện đầu tiên tập hợp các quy tắc quản trị AI đối thoại trên toàn cầu.
Được phát hành ngày hôm nay, khung quản trị hoàn chỉnh sẽ gắn kết với các nguyên tắc AI quốc tế như Nguyên tắc G7 Hiroshima về khả năng tương tác.