BẮC KINH, 1/4/2024 /PRNewswire/ -- Vào tháng 3 vừa qua, kể từ khi đại dịch COVID-19 kết thúc, Trung Quốc cùng Châu Âu tiếp tục nối lại mối quan hệ trao đổi và đối thoại trên mọi cấp độ. Một nhóm sinh viên và giảng viên của một Dàn hợp xướng người Trung Quốc đến từ Burg Gymnasium, một trường trung học nâng cao tại Đức, đã một lần nữa tiến hành công cuộc giao lưu văn hóa nhằm làm khăng khít hơn mối quan hệ giữa hai khu vực.
Bà Bành Lệ Viện, đệ nhất phu nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đã đích thân chào đón nồng nhiệt những vị khách quý tại Bắc Kinh vào hôm thứ Năm. Sau khi tìm hiểu về quá trình học tập cũng như trải nghiệm của toàn bộ sinh viên và giảng viên trong suốt khoảng thời gian vừa qua, bà Bành đã hết lòng khen ngợi khả năng tiếng Trung cải thiện rõ rệt và khuyến khích dàn hợp xướng chia sẻ thêm về trải nghiệm và cảm xúc sau khi được trở lại Trung Quốc đoàn tụ với gia đình và bạn bè, đồng thời, bà cũng ủng hộ dàn hợp xướng trong việc trở thành thế hệ đặc phái viên mới cho tình hữu nghị Trung-Đức.
Bà rất ủng hộ việc sinh viên tiếp tục sử dụng các nốt nhạc như những bậc thang dẫn tới một thế giới mới trong việc tiếng Trung và thể hiện nền văn hóa phong phú của Trung Quốc thông qua các bài hát.
Bà Bành và dàn hợp xướng từ Burg Gymnasium
Mối nhân duyên giữa bà Bành với dàn hợp xướng của một trường học ở Đức bắt đầu từ năm 2014. Vào thời điểm đó, đệ nhất phu nhân đang tham gia một lớp học tiếng Trung tại Burg Gymnasium trong một chuyến thăm cấp nhà nước của ông Tập tại Đức.
Trường đã đưa các khóa học tiếng Trung Quốc vào giảng dạy từ năm 1994. Trong chuyến thăm vào năm 2014, các sinh viên đã không ngần ngại xin bà Bành bí quyết để có thể cải thiện khả năng phát âm tiếng Quan Thoại. Bà đã gợi ý rằng họ nên luyện hát những bài hát Trung Quốc.
Hai năm sau, bà Bành có dịp tái ngộ cùng các giáo viên và sinh viên của trường ở Bắc Kinh. Năm 2021, vào thời điểm đại dịch đang hoành hành trên toàn thế giới, bà đã trịnh trọng viết một lá thư gửi tới các sinh viên và giảng viên. Trong thư, bà đã trân trọng mời dàn hợp xướng đến thăm Trung Quốc để trao đổi và học tập sau đại dịch. Bà cũng đồng thời kêu gọi các sinh viên và giảng viên đóng góp trong việc củng cố tình hữu nghị giữa các tầng lớp nhân dân hai nước Trung Quốc và Đức, đặc biệt là giới trẻ.
Kể từ khi được thành lập vào năm 2014, dàn hợp xướng đã xuất hiện trong nhiều dịp ngoại giao quan trọng giữa Trung Quốc và Đức. Không chỉ vậy, dàn hợp xướng còn tổ chức một số buổi biểu diễn bằng tiếng Trung Quốc.
Trong cuộc họp hôm thứ Năm, đệ nhất phu nhân Trung Quốc đã chúc mừng dàn hợp xướng về những thành tựu hiệu quả đã họ đã đạt được trong công cuộc cải thiện tình hữu nghị giữa hai nước thông qua âm nhạc. Bà bày tỏ hy vọng rằng dàn hợp xướng có thể tiếp tục đóng vai trò là cầu nối trao đổi văn hóa giữa hai nước.
Mối quan hệ bền chặt giữa Trung Quốc, Đức
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Đức vào năm 1972, nhiều hoạt động trao đổi văn hóa giữa hai nước trong các lĩnh vực giáo dục, khoa học và công nghệ, văn hóa, truyền thông, thanh niên và phụ nữ đã phát triển mạnh mẽ.
Hai nước đã ký Hiệp định trao đổi văn hóa vào năm 1979. Kể từ đó, các hoạt động như sự kiện tiếp xúc văn hóa, triển lãm nghệ thuật và biểu diễn thương mại đã được tổ chức thường xuyên hơn.
Ví dụ, Trung tâm Văn hóa Trung Quốc được mở tại Berlin vào năm 2008, mang đến cơ hội giao lưu và nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau về nền văn hóa hai nước. Năm 2012, Trung Quốc và Đức đã nhất trí thành lập Cơ chế đối thoại và trao đổi nhân dân cấp cao Trung Quốc-EU. Trong Năm Văn hóa Trung Quốc 2012-2013, các hoạt động văn hóa đã được tổ chức tại hơn 40 thành phố khác nhau tại Đức.
Không chỉ có vậy, năm 2013 và 2014 được vinh danh là Năm Trao đổi Ngôn ngữ Trung-Đức và năm 2016 được vinh danh là Năm Trao đổi Thanh niên Trung-Đức. Năm 2016, Trung Quốc và Đức chính thức thiết lập cơ chế trao đổi văn hóa cấp cao.