CGTN: Nền kinh tế Trung Quốc đang cho thấy đà phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng đổi mới, bùng nổ thị trường

BẮC KINH, 26/02/2024 /PRNewswire/ -- Các khu vực cấp tỉnh của Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho năm 2024, với các con số dao động từ 4,5 đến 8%. Trong số đó, hơn 20 khu vực đang đặt mục tiêu tăng trưởng GDP vượt mức 5%.

Đáng chú ý, đang tập trung vào những ưu tiên chính như phát triển "lực lượng sản xuất mới", "thúc đẩy tiêu dùng" và "cải thiện môi trường kinh doanh".

Khái niệm "lực lượng sản xuất mới" dùng để chỉ một dạng lực lượng sản xuất mới, xuất phát từ những đột phá và đổi mới không ngừng về khoa học và công nghệ, thúc đẩy các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược và các ngành công nghiệp tương lai trong kỷ nguyên thông tin và ngày càng thông minh.

Các tỉnh đã xác định những lĩnh vực cụ thể nhằm củng cố cho lực lượng sản xuất mới, bao gồm sản xuất sinh học, nền kinh tế tầm thấp và các lĩnh vực mới nổi như công nghệ lượng tử và khoa học đời sống.

Những nỗ lực tích hợp dữ liệu với các ứng dụng thực tiễn cũng đang được thực hiện để thúc đẩy phát triển nền kinh tế số. Điển hình là tỉnh Chiết Giang đang đặt mục tiêu tăng 9% giá trị gia tăng của các ngành công nghiệp số trọng điểm và đang tìm giải pháp nhằm đảm bảo cho 85% doanh nghiệp lớn sẽ trải qua quá trình chuyển đổi số.

Tương tự, một số tỉnh nội địa phía Tây đang tìm cách tận dụng lợi thế về công suất tính toán để tiếp tục đẩy mạnh quá trình số hóa ngành công nghiệp. Ví dụ, Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ đặt mục tiêu nâng cấp các ngành công nghiệp truyền thống một cách thông minh và hỗ trợ về mặt kỹ thuật số cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với mong muốn nền kinh tế số chiếm hơn 36% GDP của khu vực.

Bên cạnh đó, việc khuyến khích sự phát triển của khu vực tư nhân đã trở thành yếu tố trọng tâm. Một số tỉnh đang có kế hoạch tận dụng các chính sách tài chính với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân thực hiện các đổi mới công nghệ lớn, khuyến khích họ tham gia vào các dự án khoa học quan trọng và hướng đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng.

Năm nay, Giang Tô dự kiến sẽ triển khai các chính sách chuyên biệt để kích thích đầu tư tư nhân, trong khi Quảng Tây sẽ hướng dẫn các tổ chức tài chính tăng cường hỗ trợ cho các khoản vay tín dụng lần đầu cho doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, Hải Nam sẽ lập ra một quỹ để hỗ trợ các công ty có tín dụng tốt nhưng tạm thời đang gặp khó khăn về tài chính.

Trong khi đó, các tỉnh và thành phố như Giang Tây, Liêu Ninh, Trùng Khánh và Sơn Tây đang cải thiện khung pháp lý để bảo vệ quyền đầu tư. Các tỉnh thành này hướng tới mục đích loại bỏ các rào cản gián tiếp đối với việc gia nhập thị trường, đảm bảo một sân chơi công bằng, bình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp.

Bị thu hút bởi môi trường kinh doanh ngày càng cải thiện và thân thiện, cùng với thị trường tiêu dùng rộng lớn, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tin tưởng vào triển vọng đầu tư dài hạn của họ tại Trung Quốc.

Các tập đoàn đa quốc gia lớn thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm KFC và Standard Chartered, gần đây đã đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào Trung Quốc. Đất nước này tiếp tục là điểm đến đầu tư hàng đầu nhờ mang đến những cơ hội đổi mới đầy hứa hẹn, hỗ trợ công nghiệp toàn diện và tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi.

Theo dữ liệu chính thức của Bundesbank do viện IW phân tích, vào năm 2023, đầu tư trực tiếp của Đức vào Trung Quốc đã tăng 4,3%, đạt mức cao kỷ lục là 11,9 tỷ euro (12,7 tỷ USD). Ngoài ra, tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của Đức đã tăng lên 10,3% vào năm ngoái, đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.

Bùng nổ thị trường tiêu dùng

Kể từ năm 2023, thị trường tiêu dùng Trung Quốc đã cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ. Theo Cục Thống kê Quốc gia, năm ngoái, tổng doanh số bán lẻ hàng tiêu dùng đạt 47,15 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương khoảng 6,63 nghìn tỷ USD), tăng 7,2% so với năm trước. Doanh số bán lẻ trực tuyến tăng 11%, trong đó doanh số bán hàng trực tuyến của hàng hóa hiện vật chiếm 27,6% tổng doanh số bán lẻ.

Pan Helin, nhà nghiên cứu tại Đại học Chiết Giang, nhận định: "Sự bùng nổ của các mô hình tiêu dùng mới, chẳng hạn như thương mại điện tử, đã mở rộng phạm vi kênh bán hàng có sẵn trên thị trường tiêu dùng, mang đến cho người dùng trải nghiệm đa dạng hơn".

Sự phục hồi của thị trường tiêu dùng cũng được phản ánh trong ngành du lịch. Trong kỳ nghỉ Tết năm nay, nhu cầu đi du lịch rất cao. Dữ liệu cho thấy số lượng du khách đến các địa điểm văn hóa và du lịch lớn trên toàn quốc đạt 123 triệu lượt, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Các hoạt động du lịch và văn hóa gia tăng trong dịp Tết cũng kích thích sự tăng trưởng trong chi tiêu giải trí, đặc biệt là trong ngành công nghiệp điện ảnh. Theo thông tin từ Dengta Pro, đơn vị phân tích dữ liệu của Taopiaopiao, nền tảng bán vé phim hàng đầu Trung Quốc, tính đến 1:15 chiều thứ Sáu, doanh thu phòng vé tại Trung Quốc từ dịp nghỉ tết (bao gồm cả vé bán trước) đã vượt con số 7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 983,3 triệu USD).

Pan nhấn mạnh rằng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng về chất lượng cuộc sống cao hơn và trải nghiệm phong phú hơn cho thấy sự thay đổi trong mô hình tiêu dùng. Kết hợp với nhu cầu mua sắm và giải trí ngày càng tăng, xu hướng này cho thấy sự phục hồi ổn định của thị trường tiêu dùng Trung Quốc.

https://news.cgtn.com/news/2024-02-16/China-s-economy-shows-vitality-with-innovative-growth-booming-market-1rfaQqARiCI/p.html