NABR Đệ Đơn kiến nghị Mở rộng Phản đối cách IUCN Phân loại Khỉ Đuôi Dài

WASHINGTON, ngày 2 tháng Hai năm 2024 /PRNewswire/ -- Cộng tác với nhiều nhà khoa học độc lập có tiếng, Hiệp hội Nghiên cứu Y sinh Quốc gia (NABR) hôm nay đã đệ đơn kiến nghị mở rộng lên Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) để phản đối việc IUCN chỉ định khỉ đuôi dài (tên khoa học: Macaca fascicularis) là "loài nguy cấp" (có nguy cơ tuyệt chủng) hoặc "loài sắp nguy cấp" (dễ bị tổn thương) theo tiêu chí đánh giá của tổ chức này. 

Vào ngày 12 tháng Mười năm 2023, Ủy ban Tiêu chuẩn và Kiến nghị của IUCN đã chấp nhận đơn kiến nghị ban đầu của NABR phản đối việc IUCN chỉ định khỉ đuôi dài là "loài nguy cấp" vào năm 2022. Trong đơn kiến nghị ban đầu nộp lên IUCN vào ngày 11 tháng Chín năm 2023, NABR kết luận rằng khi phân loại khỉ đuôi dài là loài Nguy cấp, IUCN đã căn cứ vào cơ sở khoa học "sai lệch" và "không dựa trên thông tin khoa học chuẩn nhất hiện có".

Trước tháng Bảy năm 2022, IUCN đã chỉ định khỉ đuôi dài là "loài sắp nguy cấp". Vào năm 2022, IUCN đã sửa đổi thông tin chỉ định đó thành "loài nguy cấp" căn cứ vào kết quả đánh giá khoa học được xuất bản bởi Hansen và các cộng sự (2022).1 Trong đơn kiến nghị mở rộng, NABR hiện đề nghị IUCN xóa bỏ cả hai phân loại "loài nguy cấp" và "loài sắp nguy cấp" cho đến khi các nhà khoa học độc lập (không thiên vị cho loài này) "tiến hành một đánh giá mới về tình trạng của khỉ đuôi dài M. fascicularis ".

NABR đệ đơn kiến nghị mở rộng sau khi số ra gần đây của tạp chí khoa học nổi tiếng American Journal of Primatology đăng một bài viết đánh giá thông tin khoa học đã được sử dụng để xác định tình trạng bảo tồn của loài khỉ đuôi dài.2 Bài viết này kết luận rằng "trong các tài liệu đã xuất bản mà IUCN viện dẫn để làm căn cứ phân loại khỉ đuôi dài là loài Nguy cấp, không có tài liệu đưa ra bất kỳ dữ liệu nào chứng minh cho giả thuyết quần thể loài này bị suy giảm, cũng không khẳng định rằng loài này có nguy cơ bị tuyệt chủng."

Tiến sĩ Ray Hilborn, nhà khoa học nổi tiếng thế giới, thành viên nhóm đánh giá khoa học của NABR cho biết: "Nhóm đánh giá khoa học của NABR rất vui mừng khi Ủy ban Tiêu chuẩn và Kiến nghị của IUCN sẽ xem xét khách quan vấn đề này". 

Ông nói thêm: "Do có sự sai lệch dữ liệu xảy ra trong đánh giá các năm 2022 và 2020, chúng tôi hy vọng rằng Ủy ban Tiêu chuẩn và Kiến nghị của IUCN sẽ đồng ý với kết luận của chúng tôi".

Việc NABR đệ đơn kiến nghị mở rộng sẽ kích hoạt một quy trình chính thức với Ủy ban Tiêu chuẩn và Kiến nghị của IUCN để xem xét lại các thông tin khoa học hiện có liên quan đến tình trạng của loài theo các giao thức của IUCN.

Khỉ đuôi dài không thuộc bộ gặm nhấm và được sử dụng rộng rãi nhất để phát triển thuốc cũng như thử nghiệm độ an toàn và hiệu quả của thuốc. Loài này cũng được sử dụng nhiều trong nghiên cứu ung thư, khoa học miễn dịch, y học tái tạo và nghiên cứu bệnh di truyền.

Nhiều quốc gia và khu vực coi khỉ đuôi dài là loài xâm lấn như Hong Kong3, Indonesia4,5, Mauritius6, Papua New Guinea,7 và Thái Lan8. Từ nhiều thập kỷ nay, nhiều quốc gia châu Á và châu Phi vẫn nhân giống khỉ đuôi dài không mang mầm bệnh để xuất khẩu sang Hoa Kỳ và các quốc gia khác phục vụ cho nghiên cứu y sinh trong phòng thí nghiệm. 

Ông Matthew R. Bailey, Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu Y sinh Quốc gia cho biết: "Đơn kiến nghị của NABR và bài viết năm 2023 đăng trên American Journal of Primatology chứng minh rằng khỉ đuôi dài không phải là loài nguy cấp hay sắp nguy cấp, mà là loài có tính xâm lấn cao và phát triển mạnh ở đa số các quốc gia nơi chúng sinh trưởng.

Chúng tôi kêu gọi Ủy ban Tiêu chuẩn và Kiến nghị của IUCN xóa bỏ phân loại không phù hợp của loài này là loài nguy cấp hoặc sắp nguy cấp và mời các nhà khoa học độc lập tiến hành một cuộc đánh giá mới về tình trạng của loài này".

Vui lòng xem thêm thông tin thêm về đơn kiến nghị của NABR trực tuyến tại www.nabr.org

Giới thiệu về Hiệp hội Nghiên cứu Y sinh Quốc gia
Thành lập vào năm 1979, Hiệp hội Nghiên cứu Y sinh Quốc gia (NABR) là hiệp hội phi lợi nhuận 501(c)(6) duy nhất chuyên về chính sách công hợp lý ủng hộ việc sử dụng động vật nhân đạo trong giáo dục, thử nghiệm và nghiên cứu y sinh. Thành viên của hiệp hội bao gồm hơn 340 trường đại học, trường y và thú y, bệnh viện giảng dạy, công ty dược phẩm và công nghệ sinh học, nhóm bệnh nhân, các hiệp hội học thuật và nghề nghiệp dựa vào việc nghiên cứu trên động vật một cách nhân đạo và có trách nhiệm để nâng cao sức khỏe cho con người và động vật trên toàn cầu. Tìm hiểu thêm về chúng tôi tại www.nabr.org.

1 Xem Hansen, M. F., Ang, A., Trinh, T. T. H., Sy, E., Paramasivam, S., Ahmed, T., Dimalibot, J., Jones–Engel, L., Ruppert, N., Griffioen, C., Lwin, N.,Phiapalath, P., Gray, R., Kite, S., Doak, N., Nijman, V., Fuentes, A., & Gumert, M. D. (2022). Macaca fascicularis (bản sửa đổi đánh giá năm 2022). Sách Đỏ các Loài bị Đe dọa của IUCN 2022. https://www.iucn.org/resources/conservation-tool/iucn-red-list-threatened-species

2 Xem Hilborn, R., & Smith, D. R. (2023). Is the long–tailed macaque at risk of extinction? (Khỉ đuôi dài có nguy cơ tuyệt chủng không?) American Journal of Primatology, e23590. https://doi.org/10.1002/ajp.23590

3 https://www.afcd.gov.hk/english/conservation/con_fau/con_fau_mon/con_fau_mon_wild/con_fau_mon_wild.html

4 https://cites.org/sites/default/files/ndf_material/NDF_MEP_Indonesia_2023%20%281%29.pdf

5 https://www.researchgate.net/publication/346803479_Human_and_long-tailed_macaque_conflict_in_Central_Java_Indonesia 

6 https://link.springer.com/article/10.1007/s10764-022-00324-9

7 http://www.indopacific.org/wp-content/uploads/2017/02/papuamacaques-English-Version.pdf

8 https://www.thainationalparks.com/species/crab-eating-macaque

Logo - https://mma.prnasia.com/media2/1138543/4526597/NABR_Logo.jpg?p=medium600