BẮC KINH, 05/12/ 2023 /PRNewswire/ -- Bắc Kinh, trái tim mạnh mẽ và năng động cho sự thịnh vượng của Trung Quốc nổi danh là một thành phố an toàn, ổn định, không có thiên tai. Nhưng không phải mùa hè năm 2023. Trong suốt mùa hè vừa qua, nhiệt độ tăng vọt, với mức cao nhất hàng ngày liên tục đạt trên ngưỡng 40°C. Ngay khi thủ đô vừa trải qua đợt nắng nóng oi ả chưa được bao lâu thì mưa lớn, lũ lụt khiến hàng nghìn người phải di dời.
Trong lúc Bắc Kinh hồi phục, một số hiện tượng thời tiết khủng khiếp nhưng tương tự đang diễn ra trên toàn cầu: trận cháy rừng kinh hoàng nhất ở Mỹ trong hơn một thế kỷ đã thiêu rụi Lahaina, Hawaii; lũ lụt tàn khốc đã phá hủy 1/4 thành phố Derna, Lybia; nắng nóng gay gắt và tình trạng hạn hán ngày càng trầm trọng ở Chile và vùng Sừng châu Phi; mực nước biển dâng cao tại các quốc đảo... Tổng thư ký LHQ António Guterres nói rằng: "Nhân loại đã mở cánh cổng địa ngục, chúng ta đang hướng tới một tương lai nguy hiểm và bất ổn".
Dù hồi chuông cảnh tỉnh vẫn vang lên nhưng chúng ta không nên mất hy vọng và bỏ cuộc. Nhưng đã đến lúc ta phải hành động. Trung Quốc và Mỹ, với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, đã thể hiện quan điểm chính trị của mình bằng Tuyên bố Sunnylands mang tính đột phá. Và nhìn lại xa hơn một chút, từ Nghị định thư Kyoto đến Thỏa thuận Paris, các mục tiêu ràng buộc nhằm hạn chế khí thải và gia tăng nhiệt độ đã được đặt ra thông qua nỗ lực chung.
Trung Quốc cũng đã đi đầu trong quá trình đạt mức đỉnh carbon và trung hòa. Từ việc biến đổi sa mạc đến làm sạch không khí, phát triển công nghệ mới, chuyển đổi cơ cấu năng lượng và nâng cao nhận thức cộng đồng về lối sống lành mạnh hơn. Trung Quốc đang làm mọi cách để tạo ra một chu kỳ tự nhiên bền vững hơn, trả các khoản nợ sinh thái trước đây, tránh các khoản nợ mới và nỗ lực cứu lấy hành tinh của chúng ta theo những cách sáng tạo hơn.
Nếu biến đổi khí hậu là mối quan tâm toàn cầu thì gánh nặng hiện không được san sẻ đồng đều. Ngoài ra, các nước phát triển phải chịu trách nhiệm về phần lớn lượng khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính kể từ Cách mạng công nghiệp. Mặt khác, các nước đang phát triển có lượng khí thải thấp hơn nhưng đang phải gánh chịu hậu quả của tình trạng nóng lên toàn cầu. Những lời hứa từ một số nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa trở thành hiện thực, bị trì hoãn bởi bế tắc chính trị, những rào cản quan liêu và tranh luận về các quy định mới nhằm đẩy nhanh viện trợ từ các ngân hàng phát triển cũng như các nhà tài trợ tư nhân.
Một sự bất công đang rực cháy ở trung tâm của cuộc khủng hoảng khí hậu và ngọn lửa đó đang thiêu đốt những hy vọng và khả năng giống như lời cảnh báo từ các nhà lãnh đạo thế giới. Mia Mottley, Thủ tướng Barbados kêu gọi: "Chúng ta không thể tiếp tục đặt lợi ích của một số ít lên trên mạng sống của nhiều người".
Làm thế nào để đảm bảo mọi quốc gia đều đặt lợi ích chung của toàn nhân loại lên trên đầu, liệu tất cả có cùng đồng lòng? Điều này cần tới sự lãnh đạo, tầm nhìn và chủ nghĩa đa phương. Trung Quốc, cùng với phần còn lại của thế giới, đang đi đầu trong nỗ lực hết mình, giảm giá thành năng lượng tái tạo, chia sẻ bí quyết triển khai các dự án bền vững và chuyển đổi sang kỷ nguyên carbon thấp. Với việc biến đổi khí hậu là một vấn nạn toàn cầu, chỉ có cách tiếp cận toàn cầu và cùng với nỗ lực chung, chúng ta mới có thể biến ý chí thành những kết quả cụ thể và giảm thiểu tác động của bầu khí hậu chúng ta đã thay đổi.