CGTN: Các quan chức quốc tế kỳ vọng rằng cuộc gặp giữa ông Tập và ông Biden sẽ mở ra một con đường đúng đắn trong việc cải thiện quan hệ Trung-Mỹ

BẮC KINH, 15/11/2023 /PRNewswire/ -- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 2023, một hội nghị giữa các nhà lãnh đạo về kinh tế chuẩn bị khai mạc tại San Francisco. Một sự kiện rất được mong đợi đó chính là cuộc gặp sắp tới giữa hai nguyên thủ quốc gia của Trung Quốc và Mỹ.

Quan chức từ các tổ chức quốc tế có tầm ảnh hưởng và từ Hoa Kỳ đều đồng thuận rằng mối quan hệ lành mạnh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời điểm hiện tại là một yếu tố đặc biệt quan trọng, bên cạnh đó, cuộc đối thoại song phương còn hướng tới việc mang lại cơ hội và một tín hiệu đầy lạc quan cho cả thế giới.

Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Biden dự kiến sẽ mang lại "một tín hiệu đầy lạc quan"

Rebecca Fatima Sta Maria, Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC, cho biết: "Việc hai nền kinh tế lớn với sức ảnh hưởng bậc nhất hội ngộ tại đây để có một cuộc đối thoại là rất quan trọng, cuộc đối thoại này là yếu tố mang tính quyết định vào thời điểm hiện tại, giúp mở ra các cánh cửa cơ hội khác cho thế giới".

Bà còn nhận định: "Cuộc gặp này mang lại một tín hiệu đầy lạc quan nhất là vào thời điểm năm cũ sắp qua và năm mới sắp đến".

Bà cho biết thêm rằng các quốc gia nên xem xét những lợi ích toàn diện để có thể thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu từ một góc độ rộng hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CGTN, cựu Tổng Giám đốc WTO Roberto Azevedo cho biết ông hy vọng Mỹ và Trung Quốc có thể tìm ra một hướng đi chung để tiến tới cuộc gặp này, vì môi trường hòa hợp giữa hai siêu cường là yếu tố "hoàn toàn cơ bản để cả thế giới có thể cảm thấy an toàn hơn, cũng như để cảm thấy rằng chúng ta đang đi đúng hướng".

Ông đề nghị cả hai bên nên cởi mở hơn trong vấn đề giao tiếp và lắng nghe những điều đối phương muốn truyền đạt.

Gita Gopinath, Phó giám đốc điều hành đầu tiên của IMF, phát biểu với CGTN rằng yếu tố quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Mỹ cũng như nền kinh tế toàn cầu là phải có một mối quan hệ chặt chẽ và khả năng hợp tác tốt. Bà cho rằng: "Phải có hướng đi nào đó để cả hai nước có thể hợp tác cùng nhau".

Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Năng lượng Hoa Kỳ Steven Chu chia sẻ với CGTN trong một cuộc phỏng vấn rằng "việc nghỉ chơi" giữa Mỹ và Trung Quốc là một "ý tưởng tồi", đồng thời cho biết thêm rằng nếu điều đó xảy ra, chút niềm tin còn sót lại cũng sẽ bắt đầu tan biến.

Lưu ý rằng Trung Quốc được biết đến rộng rãi như một nước thành viên quan trọng và là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, ông Chu cho biết Mỹ, Trung Quốc và châu Âu cần hợp tác chặt chẽ hơn để đạt được mục tiêu cắt bỏ phát thải carbon.

Điểm khởi đầu mới trong quá trình trao đổi hợp tác giữa người với người

Sau 50 năm, dàn nhạc Philadelphia Orchestra đã trở lại Trung Quốc kể từ khi nhóm trở thành dàn nhạc Mỹ đầu tiên đến lưu diễn tại đất nước này vào năm 1973.

Từ ngày 9 đến ngày 18 tháng 11, dàn nhạc sẽ biểu diễn các buổi hòa nhạc và tổ chức các hoạt động lưu diễn tại Bắc Kinh, Thiên Tân, Tô Châu và Thượng Hải.

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với CGTN, Tristan Rais-Sherman, trợ lý nhạc trưởng của Philadelphia Orchestra, cho biết: "Chúng tôi thực sự rất vui mừng được kỷ niệm sự kiện lịch sử và tái hiện khoảnh khắc đầy hào hùng này".

Trợ lý nhạc trưởng cho biết ông hy vọng chuyến thăm có thể trở thành điểm khởi đầu tốt đẹp và các dàn nhạc Mỹ khác sẽ tiếp tục trở lại biểu diễn cho khán giả Trung Quốc.

Sau buổi hòa nhạc của Philadelphia Orchestra ở Bắc Kinh, Đại sứ Hoa Kỳ tại Trung Quốc, ông Nicholas Burns tâm sự với CGTN về việc âm nhạc đã gắn kết hai nước như thế nào. "Năm 1973, dàn nhạc đã đến đây và gắn kết hai nước lại với nhau bằng sức mạnh của âm nhạc; bây giờ chúng ta lại một lần nữa có mặt ở đây, một lần nữa kết nối hai quốc gia với nhau. Không chỉ kết nối hai quốc gia mà cả các nhà lãnh đạo của chúng ta, các chính phủ của chúng ta và người dân của chúng ta cũng vậy".

Trung Quốc và Mỹ cũng ghi nhận số lượng các chuyến bay chở khách trực tiếp thường xuyên tăng trở lại bắt đầu từ ngày 9/11, làm khăng khít hơn mối quan hệ trao đổi người với người giữa hai nước. 

San Francisco, địa điểm diễn ra cuộc họp APEC sắp tới, đã chuẩn bị thật tốt trong việc thu hút sự chú ý trên toàn cầu thông qua mối quan hệ kinh tế và văn hóa khăng khít với khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Điều này có thể được nhận thấy thông qua Khu Phố Tàu lịch sử và thực tế là một phần ba dân số của thành phố này có tổ tiên là người châu Á hoặc người đảo Thái Bình Dương.

Khu phố này được miêu tả như là cửa ngõ để tiến vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương. London Breed, Thị trưởng thứ 45 của San Francisco, cho biết thành phố luôn mong muốn tạo dựng nên những cầu nối và mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bà Breed còn bật mí thêm rằng bà rất nóng lòng được tiếp xúc và gặp gỡ các vị khách du lịch Trung Quốc.

Bà Breed cho biết thành phố đang cố gắng trong việc đảm bảo những chiếc đèn lồng rực sáng được treo xung quanh thành phố có thể "tỏa sáng hơn nữa trong APEC".

https://news.cgtn.com/news/2023-11-15/Xi-Biden-meeting-expected-to-find-right-path-improve-bilateral-ties-1oJGBuvMShq/index.html