BẮC KINH, 27/09/2023 /PRNewswire/ -- Từ Fiji đến Lesotho và đến Rwanda, công nghệ Juncao của Trung Quốc, sử dụng cỏ thay gỗ để trồng nấm ăn, đã và đang giúp giải quyết một thách thức to lớn cho quá trình trồng nấm ăn, đó là quá phụ thuộc vào việc đốn gỗ.
Như cái cách mà Juncao được nông dân Lesotho đặt cho biệt danh là "cỏ thịnh vượng", trong vòng 20 năm qua, Trung Quốc đã tổ chức 270 buổi đào tạo về công nghệ cho hơn 10.000 người đến từ 106 quốc gia.
Không chỉ Juncao, mà giống lúa lai, đường sá, cầu, giếng và các dự án khác thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) cũng đã chứng kiến sự phát triển vững mạnh ở các nước tham gia, giúp người dân địa phương có cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
BRI là một "ví dụ sinh động" về việc xây dựng một cộng đồng toàn cầu có tương lai chung, cũng như một nền tảng hợp tác và "lợi ích công toàn cầu" do Trung Quốc cung cấp cho thế giới, dựa theo sách trắng với tiêu đề "Cộng đồng toàn cầu vì tương lai chung: Đề xuất và hành động của Trung Quốc" được công bố vào hôm thứ Ba.
Năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm tầm nhìn này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề xuất lần đầu tiên vào năm 2013.
Tại cuộc họp báo hôm thứ Ba, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết tầm nhìn này đã được cộng đồng quốc tế ủng hộ rộng rãi.
Ông Vương cho biết sáng kiến này phản ánh sự theo đuổi hòa bình, công lý và tiến bộ của ngày càng nhiều quốc gia và dân tộc cũng như khát vọng chung của họ trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Trung Quốc hành động
Kể từ khi BRI được giới thiệu cách đây 10 năm, Trung Quốc đã theo đuổi hợp tác "cởi mở, xanh, sạch và tiêu chuẩn cao" để thúc đẩy phát triển bền vững và cải thiện cuộc sống của người dân.
Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới có tên Kinh tế Vành đai và Con đường, khi BRI được triển khai hoàn toàn, thì thương mại nội bộ BRI sẽ tăng thêm 4,1%. Đến năm 2030, BRI sẽ tạo ra doanh thu toàn cầu hàng năm là 1,6 nghìn tỷ USD.
Sách trắng viết: "BRI là một sáng kiến hợp tác về kinh tế, không phải về các liên minh địa chính trị hay quân sự. Đây là một quá trình cởi mở và toàn diện, không nhắm mục tiêu hay loại trừ bất kỳ bên nào".
Cho đến tháng 7 năm 2023, đã có hơn 3/4 quốc gia trên thế giới và hơn 30 tổ chức quốc tế gia nhập sáng kiến này. Theo tài liệu mới được phát hành, đây không phải là một "câu lạc bộ độc quyền của Trung Quốc", mà cũng chẳng phải "con đường riêng của bất kỳ bên nào".
Là quốc gia đang phát triển lớn nhất thế giới và là thành viên của Nam bán cầu, Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để hỗ trợ các nước đang phát triển khác và giúp các nước nhận viện trợ nâng cao năng lực phát triển, thông qua sự hỗ trợ của Sáng kiến Phát triển Toàn cầu.
Hợp tác với các tổ chức quốc tế, Trung Quốc đã thực hiện hơn 130 dự án về xóa đói giảm nghèo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu ở gần 60 quốc gia, trong đó có Ethiopia, Pakistan và Nigeria. Theo sách trắng, các dự án này đã mang lại lợi ích cho hơn 30 triệu cá nhân.
Phát biểu vào hôm thứ Ba, ông Vương nhấn mạnh sự cần thiết phải đưa các vấn đề phát triển trở lại cốt lõi của chương trình nghị sự quốc tế nhằm mang lại lợi ích cho người dân ở tất cả các quốc gia một cách công bằng hơn.
Để đối phó với vấn đề nhức nhối về thiếu hụt an ninh, thông qua Sáng kiến An ninh Toàn cầu, Trung Quốc tìm cách tạo ra một con đường mới dẫn đến an ninh, trong đó có đối thoại thay vì đối đầu, hợp tác thay vì liên minh và kết quả đôi bên cùng có lợi thay vì hợp tác kẻ thắng người thua.
Trung Quốc cũng kêu gọi cùng nhau ủng hộ việc tôn trọng sự đa dạng của các nền văn minh thông qua Sáng kiến Văn minh Toàn cầu. Điển hình là Trung Quốc đã thực hiện chương trình Con đường tơ lụa văn hóa và thành lập các liên minh nhà hát, bảo tàng, lễ hội nghệ thuật, thư viện và bảo tàng nghệ thuật quốc tế trên Con đường tơ lụa.
"Một gia đình lớn trong ngôi làng toàn cầu"
Trong mười năm qua, việc xây dựng một cộng đồng toàn cầu vì tương lai chung đã gặt hái được những thành quả tốt đẹp. Tầm nhìn này đã được ghi vào các Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc trong sáu năm liên tiếp và được đưa vào một số nghị quyết và tuyên bố về cơ chế đa phương.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cho biết vào hôm thứ Ba rằng Trung Quốc đã xây dựng các cộng đồng cùng chung tương lai với hàng chục quốc gia và khu vực. Ông Vương cho biết thêm, Sáng kiến Phát triển Toàn cầu và Sáng kiến An ninh Toàn cầu đã nhận được sự ủng hộ từ hơn 100 quốc gia và Sáng kiến Văn minh Toàn cầu đã nhận được phản hồi tích cực từ một số quốc gia.
Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng khi nhân loại đứng trước một ngã rẽ mới trong lịch sử, thì cuộc đối đầu phe phái hay trò chơi có tổng bằng 0 không có triển vọng.
Trước cuộc khủng hoảng toàn cầu, như sách trắng đã nêu rõ, hơn 190 quốc gia trên thế giới "đều ngồi trên cùng một con thuyền lớn" và tất cả nhân loại là "một gia đình lớn trong ngôi làng toàn cầu này".
"Không có quốc gia nào, dù mạnh đến đâu, có thể tự mình làm được mọi việc. Chúng ta phải tham gia hợp tác toàn cầu", sách trắng viết.
Theo sách trắng, tầm nhìn về một cộng đồng toàn cầu cùng chung tương lai vượt lên trên các quy tắc độc quyền của nền chính trị khối, khái niệm sức mạnh tạo nên lẽ phải và "các giá trị phổ quát" được xác định bởi một số nước phương Tây.
"Tầm nhin này phù hợp với xu hướng của thời đại, phản ánh lời kêu gọi hợp tác toàn cầu và góp phần xây dựng một trật tự quốc tế công bằng và bình đẳng hơn".