CGTN: Diễn đàn Văn hóa Quốc tế Gấu trúc Vàng đầu tiên đánh dấu mối quan hệ giao lưu giữa các nền văn hóa

BẮC KINH, 21/09/2023 /PRNewswire/ -- Khi nhắc đến Thành Đô, mọi người chắc hẳn sẽ nghĩ ngay đến các món ăn cay, những chú gấu trúc lớn, phương ngữ thú vị, hay hơn nữa là cả cuộc sống về đêm sôi động. Nhưng thành phố nội địa ở phía tây nam Trung Quốc này cũng hoạt động như một trung tâm trao đổi văn hóa quốc tế.

Với chủ đề "Các nền văn minh hòa hợp: Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập", Diễn đàn Văn hóa Quốc tế Gấu trúc Vàng đầu tiên đã khai mạc tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, vào hôm thứ Tư.

Tại diễn đàn, các diễn giả đã chia sẻ quan điểm về việc học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh và một cộng đồng cùng một tương lai gắn kết vì nhân loại, xây dựng sự đồng thuận rằng hoạt động đối thoại giữa các nền văn minh là điều rất quan trọng, đồng thời thừa nhận về sự đa dạng của các nền văn minh trên thế giới.

Các diễn giả khách mời là các cựu quan chức cấp cao của Liên hợp quốc, các cựu lãnh đạo chính trị của nhiều quốc gia và các chuyên gia văn hóa nổi tiếng.

Ông Erik Solheim, cựu Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc, đã có những lời khen ngợi về những nỗ lực của Trung Quốc trong công tác bảo vệ môi trường toàn cầu. Ông phát biểu rằng chúng ta phải chống lại tất cả những hành động sai lầm khi tách rời lẫn nhau và cần phải có nhiều quan hệ hợp tác toàn cầu hơn nữa thông qua đàm thoại và sự tôn trọng lẫn nhau giữa các nền văn hóa.

Irina Bokova, cựu tổng giám đốc UNESCO, phát biểu rằng: "Tôi nhận thấy rằng Sáng kiến Vành đai và Con đường cùng với sự tập trung vào trao đổi văn hóa, hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học đang là một sự đổi mới của Con đường Tơ lụa". Ngoài ra, ông còn nói thêm rằng Sáng kiến Văn minh Toàn cầu do Trung Quốc đề xuất mang đến một giải pháp hiệu quả giúp đáp ứng những thách thức chung của nhân loại.

Kết hợp với kinh nghiệm sống và làm việc trong các môi trường văn hóa khác nhau, nhiều diễn giả cũng ghi nhận tầm quan trọng của trao đổi văn hóa trong hoạt động xây dựng quan hệ đối tác và phát triển một tương lai thịnh vượng trong khu vực và toàn cầu.

Abhisit Vejjajiva, cựu Thủ tướng Thái Lan cho biết, dẫu có sự khác biệt về các yếu tố địa lý, lịch sử và văn hóa xã hội, mọi người ở khắp mọi nơi đều có chung nhiều khát vọng cho cuộc sống của họ như thịnh vượng và hòa bình. Ông cũng nhấn mạnh rằng một trong những thế mạnh đã được chứng minh của châu Á là khả năng phát triển văn hóa đồng thời ứng phó với những thay đổi cả từ bên trong và bên ngoài.

Nabil Fahmy, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập, phát biểu rằng trong một xã hội toàn cầu hóa nhanh chóng và liên kết chặt chẽ như hiện nay thì vốn hiểu biết và sự tôn trọng các nền văn hóa khác nhau ngày càng trở nên quan trọng hơn và con người cần sự hòa hợp giữa các nền văn hóa.

Stelios Virvidakis, Chủ tịch Ban Chỉ đạo Trung tâm Văn minh Cổ đại Trung Quốc và Hy Lạp, nói rằng nền văn minh không nên khép kín tách biệt mà cần có sự trao đổi, đối thoại đầy đủ để tránh tư duy tự cao mù quáng và chủ nghĩa dân tộc cực đoan.

Lấy việc trao đổi văn hóa với các bảo tàng ở Trung Quốc làm ví dụ, Eike Schmidt, giám đốc và người phụ trách Phòng trưng bày Uffizi, đã giải thích cách các bảo tàng có thể xây dựng những cầu nối đối thoại giữa các nền văn minh. Ông nói thêm rằng mọi người nên ủng hộ các nguyên tắc trao đổi văn hóa: bình đẳng, học hỏi lẫn nhau, đối thoại và hòa nhập giữa các nền văn minh, đặc biệt là trong một thế giới ngày càng bị đe dọa bởi sự phân cực trong mọi lĩnh vực.

Dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình CGTN Tian Wei, đã có một phiên đối thoại cấp cao được tổ chức trong diễn đàn nhằm trao đổi sâu sắc các ý tưởng về vai trò của các tác phẩm điện ảnh và truyền hình như một phương tiện có tác động mạnh mẽ để giao lưu và trao đổi văn hóa.

Sáu vị khách đã có những lời đánh giá cao về Giải thưởng Gấu trúc Vàng, một giải thưởng hướng tới mục đích mang đến một nền tảng mới để thúc đẩy vốn hiểu biết về văn hóa và trao đổi ý tưởng vượt qua sự khác biệt về văn hóa. Với sự thăng hoa từ những màn trình diễn ngắn về âm nhạc và thơ ca của hai vị khách, họ cũng thảo luận về cách họ kết hợp nghệ thuật, văn hóa và công nghệ trong khi làm phim.

Khai mạc vào thứ ba, Giải thưởng Gấu trúc vàng đầu tiên có tổng cộng 25 giải thưởng thuộc bốn hạng mục: phim điện ảnh, phim truyền hình, hoạt hình và phim tài liệu. Được tổ chức bởi Liên đoàn Văn học Nghệ thuật Trung Quốc và chính quyền tỉnh Tứ Xuyên, sự kiện này đã thu hút nhiều đại diện tổ chức điện ảnh và truyền hình toàn cầu, đạo diễn, diễn viên và chuyên gia văn hóa.

Trong phần bế mạc diễn đàn, các vị khách trong ngành điện ảnh và truyền hình Trung Quốc và nước ngoài cũng được mời tham gia lễ ra mắt Sáng kiến Gấu trúc Vàng.

Sáng kiến này kêu gọi các nghệ sĩ trẻ từ cộng đồng nghệ thuật toàn cầu thực hiện sứ mệnh thúc đẩy một nền văn minh hài hòa và cùng có lợi trong thời đại này, hợp tác tạo ra các tượng đài nghệ thuật thể hiện những giá trị chung, đóng vai trò là đại sứ thân thiện về trao đổi văn hóa và học hỏi lẫn nhau, đồng thời không ngừng phát huy năng lượng tươi trẻ cho di sản văn hóa và sáng tạo đổi mới.

https://news.cgtn.com/news/2023-09-20/First-Golden-Panda-Intl-Cultural-Forum-highlights-global-dialogue-1nfreGymy5i/index.html