CGTN: “The Art Beat” Mùa II – Tám nghệ sĩ đưa ra những góc nhìn mới mẻ về những câu chuyện của Trung Hoa

BẮC KINH, 30/8/2023 /PRNewswire/ -- The Art Beat Mùa II được công chiếu trên kênh truyền hình CGTN và nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau vào ngày 21 tháng 8. Với 8 tập phim, mỗi tập đều tập trung vào cuộc đời và sự nghiệp của một nghệ sĩ đương đại hàng đầu Trung Hoa. Được sản xuất bằng nhiều ngôn ngữ, mỗi tập mô tả cách nghệ thuật của họ kể câu chuyện của Trung Hoa từ góc nhìn văn hóa.

 


Được khuyến khích bởi nguồn cảm hứng và sức mạnh mà họ có được từ truyền thống Trung Hoa, thông qua việc thử thách các triết lý cá nhân cũng như các bức họa, màn trình diễn và ngòi bút của họ, chương trình cho thấy cách mỗi nghệ sĩ đã chấp nhận sự đổi mới và áp dụng loại hình nghệ thuật mình đã chọn để khám phá các lĩnh vực nghệ thuật mới.

Họa sĩ nổi tiếng Wu Yueshi tin rằng bản chất của hội họa Trung Hoa nằm ở khía cạnh tinh thần của vạn vật. Chỉ thông qua quá trình tu dưỡng sâu sắc, người ta mới có thể thuần thục được sự tinh tế trong cách diễn đạt và dần thấm nhuần được cõi nghệ thuật sâu rộng của Trung Hoa.

"Đọc, rồi vẽ" là phương châm của Liu Wanming, một nghệ sĩ trung thành với tinh thần hội họa truyền thống Trung Hoa trong khắc họa thiên nhiên. Ông chia sẻ rằng niềm yêu thích đọc sách đã giúp ông tô điểm thêm một nét quyến rũ cổ xưa vào những bức tranh vẽ phong cảnh quê hương mình.

Là một nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm sự đổi mới, Shi Qi đề xuất ý tưởng "Ba hình thái trong một". Ông nói, chỉ có sự song hành của hình thái biểu đạt và trừu tượng là không đầy đủ. Bộ ba hình thái biểu đạt, ấn tượng và trừu tượng mang đến một bức tranh đầy đủ hơn, định hình cả cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật.

He Jialin, một bậc thầy hội họa có nhiều sở thích nghệ thuật, cho biết: "Nghệ thuật là một lối sống mang cho tôi hạnh phúc". Ông tin vào việc tu dưỡng lòng yêu nước thông qua tác phẩm của mình và quảng bá văn hóa truyền thống Trung Hoa. Những năm gần đây, ông đã đến thăm nhiều ngôi làng cổ ở Trung Quốc, quyết tâm bảo tồn di sản văn hóa đang lụi tàn của những cộng đồng này.

Sự nghiệp của vũ công ballet Feng Ying được định hình bởi sự kiên trì không ngừng nghỉ trong việc theo đuổi sự xuất sắc và thể hiện nghệ thuật. Kiên trì và không ngại gian nan, cô đã vượt qua vô vàn khó khăn và đạt đến đỉnh cao trong sự nghiệp của mình. Ngày nay, với vai trò là giám đốc của Nhà hát Ballet Quốc gia Trung Hoa, cô vẫn duy trì sự tận tâm với nghệ thuật của mình.

Nghệ sĩ pingshu Tian Lianyuan cho biết: "Khán giả nên ngồi tại chỗ, chăm chú lắng nghe từng lời của bạn". Trên sân khấu, ông chỉ sử dụng ba vật dụng hàng ngày làm đạo cụ để kể câu chuyện của mình – một chiếc quạt, một khối gỗ và một chiếc khăn tay. Tuy vậy, ông vẫn có thể gợi lên "một câu chuyện cuộc đời, một vở kịch lịch sử" khiến khán giả như đắm chìm trong lịch sử hàng nghìn năm và những phong cảnh rộng lớn với những nhân vật sống động.

Là người trẻ tuổi nhất nhận được Giải thưởng Văn học Mao Thuẫn, Alai chia sẻ rằng ông sinh ra là để dành cho viết lách. Là một nhà văn, ông khơi gợi một cách sâu sắc những khoảnh khắc đầy phấn khích, sự bối rối và nỗi đau mà không làm mất đi giá trị chiêm nghiệm. Ông chia sẻ: "Con người vừa là điểm khởi đầu, cũng vừa là đích đến".

"Sử dụng những nét vẽ rộng và những khối mực lớn để mang lại hiệu ứng ba chiều cho tờ giấy" là phương pháp tiếp cận rõ ràng của Zhou Jingxin. Năm 1995, ông ra mắt loạt tranh mang phong cách hoàn toàn mới: "Điêu khắc trên mực". Ông tin chắc rằng hội họa truyền thống Trung Hoa hoàn toàn phù hợp với khái niệm ba chiều.