CGTN: Ngoại giao cấp nguyên thủ quốc gia mở ra mối quan hệ Trung Quốc-Trung Á phát triển mạnh mẽ

BẮC KINH, 12/5/2023 /PRNewswire/ -- Kể từ khi Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với 5 quốc gia Trung Á cách đây 31 năm, giao lưu và hợp tác khu vực trong các lĩnh vực chiến lược, kinh tế và an ninh ngày càng đạt được những bước tiến đáng kể.

Các mối quan hệ chặt chẽ dự kiến sẽ đạt một tầm cao mới vào cuối tuần tới khi Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á đầu tiên sẽ diễn ra ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, miền tây bắc Trung Quốc, một thành phố được biết đến là điểm khởi đầu của Con đường tơ lụa cổ đại đi qua Trung Á tới châu Âu. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của các nhà lãnh đạo cấp nhà nước tới từ Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, TurkmenistanUzbekistan.

Các chuyên gia cho rằng cuộc gặp mặt sắp tới của các nguyên thủ quốc gia nhấn mạnh thực tế rằng Trung Quốc và các nước Trung Á cùng chia sẻ những lợi ích chung lớn và quan hệ hợp tác trong khu vực ngày càng trở nên sâu sắc trong bối cảnh bất ổn gia tăng trên toàn cầu.

Ngoại giao cấp nguyên thủ quốc gia

Sun Zhuangzhi, nhà nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho biết: "Ngoại giao cấp nguyên thủ quốc gia là lợi thế chính trị lớn nhất trong hợp tác toàn diện giữa Trung Quốc và các nước Trung Á".

Một hội nghị thượng đỉnh như vậy có thể tăng cường lòng tin chiến lược lẫn nhau, thiết lập các cơ chế hợp tác và loại bỏ các trở ngại chính trị bằng biện pháp giải quyết các khác biệt. Trong một bài báo được đăng tải gần đây trong tạp chí Contemporary World, Sun đã viết: "Đồng thời, thông qua ngoại giao cấp nguyên thủ quốc gia, các nước sẽ hỗ trợ lẫn nhau về các lợi ích cốt lõi và mối quan tâm chính, đồng thời phối hợp trong các vấn đề quốc tế, giúp cải thiện chính quyền toàn cầu".

Vào tháng 1 năm ngoái, Chủ tịch Tập Cận Bình đã chủ trì một hội nghị cấp cao trực tuyến kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Một tháng sau, năm nhà lãnh đạo cấp nhà nước của các quốc gia Trung Á đã tham dự lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Và cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc-Trung Á lần thứ ba vào tháng 6 đã thông qua quyết định nâng cấp các cuộc gặp gỡ lên cấp nguyên thủ quốc gia.

Sau đó, ông Tập đã đến thăm KazakhstanUzbekistan và tham dự Hội nghị thượng đỉnh SCO tại Samarkand vào tháng 9, là chuyến thăm lớn ra nước ngoài đầu tiên của ông kể từ khi bùng phát dịch COVID-19.

Các chuyên gia cho rằng hoạt động ngoại giao sâu sắc là biểu hiện cho tầm quan trọng to lớn của quan hệ chặt chẽ giữa Trung Quốc với các nước Trung Á.

Deng Hao, nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS), cho rằng rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Trung Quốc và Trung Á giúp cải thiện môi trường chiến lược và an ninh ở các khu vực phía tây Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy sự ổn định và phát triển ở các nước Trung Á, một chiến lược hai bên cùng có lợi.

Hợp tác đa trụ cột, kết quả ấn tượng

Ông Deng đã viết trên tạp chí Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc rằng Trung Quốc đã đạt được những thành tựu ngoại giao to lớn ở các nước Trung Á, đặc biệt là trong việc xây dựng ba cơ chế hợp tác trụ cột: Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) và Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc-Trung Á.

SCO đã ra đời cách đây hơn hai thập kỷ, với sứ mệnh chống chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan, nhằm mang lại một môi trường phát triển an toàn và ổn định cho các nước thành viên SCO. Ông Deng cho biết trong những năm qua, SCO đã chứng kiến sự hợp tác an ninh ngày càng phát triển trong khu vực cũng như quốc tế, đồng thời mở ra những cơ hội phát triển to lớn cho khu vực và hướng tới thế giới rộng lớn hơn.

Đồng thời, Sáng kiến Vành đai và Con đường, được Chủ tịch Tập đề xuất vào năm 2013 mang mục tiêu kết nối, đã nhắm đến xây dựng khu vực Trung Á trở thành một kênh kết nối Trung Quốc và châu Âu, với khả năng phát triển hơn nữa vòng tuần hoàn kinh tế Á Âu. Mười năm qua, Trung Quốc đã ký kết các văn bản hợp tác BRI với tất cả các nước Trung Á và mang lại những kết quả ấn tượng trong xây dựng cơ sở hạ tầng, hợp tác kinh tế, thương mại và cơ sở tài chính.

Dữ liệu chính thức chỉ ra rằng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và các nước Trung Á đạt 70,2 tỷ USD vào năm 2022, tăng hơn 100 lần so với kim ngạch thương mại khi hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.

"Sáng kiến Vành đai và Con đường đã đưa Trung Quốc và 5 quốc gia Trung Á xích lại gần nhau hơn. Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-Trung Á sắp tới sẽ mang tính định hướng hơn nữa cho sáu quốc gia nhằm tiếp tục duy trì tình hữu nghị và tăng cường hợp tác, cùng nhau xây dựng cộng đồng Trung Quốc-Trung Á vì một tương lai chung", Yu Xiaoshuang, trợ lý nghiên cứu tại CIIS cho biết.

https://news.cgtn.com/news/2023-05-09/Head-of-state-diplomacy-ushers-in-thriving-China-Central-Asia-ties-1jF3AMX0C9a/index.html