Nghiên cứu về tình hình sản xuất thông minh năm 2023 cho thấy hơn 45% các nhà sản xuất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gặp khó khăn trong việc chiến thắng đối thủ cạnh tranh do thiếu đổi mới, lực lượng lao động lành nghề và công nghệ

Khảo sát trên toàn thế giới cho thấy công nghệ sản xuất thông minh có tác động trong việc tối đa hóa dữ liệu chuyên sâu, thu hút nhân tài cũng như giảm thiểu rủi ro đối với chuỗi cung ứng, chất lượng và an ninh mạng.

SINGAPORE, 21/03/2023 /PRNewswire/ -- Rockwell Automation, Inc. (NYSE: ROK), công ty lớn nhất thế giới chuyên về tự động hóa công nghiệp và chuyển đổi  thuật số, đã công bố kết quả "Nghiên cứu về tình hình sản xuất thông minh" thường niên lần thứ 8. Nghiên cứu toàn cầu đã khảo sát hơn 1.350 nhà sản xuất trên 13 quốc gia sản xuất hàng đầu như Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Báo cáo năm nay chỉ ra trọng tâm là mang lại tăng trưởng có lợi nhuận mà không làm giảm chất lượng, đồng thời nhấn mạnh vào việc tiếp cận tiềm năng thực sự của dữ liệu cũng như tăng cường áp dụng công nghệ nhằm xây dựng khả năng phục hồi, thúc đẩy sự linh hoạt, tăng tính bền vững và giải quyết các thách thức về lực lượng lao động.

Những điểm đáng chú ý trong báo cáo bao gồm:

•  So với việc triển khai và tích hợp công nghệ mới vào năm 2022, "cân bằng chất lượng và tăng trưởng" cũng như "theo dõi hoặc định lượng các hoạt động bền vững" là những trở ngại nội bộ lớn nhất cản trở tiến trình phát triển của các nhà sản xuất khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (APAC) trong năm nay.

•  Trên thế giới, số nhà sản xuất tin rằng tổ chức của họ thiếu công nghệ cần thiết để chiến thắng đối thủ cạnh tranh đã tăng gấp đôi so với năm 2022.

•  4 trong số 5 nhà sản xuất vẫn thiếu giải pháp hoạch định chuỗi cung ứng toàn diện.

•  Gần một nửa (44%) các nhà sản xuất APAC có kế hoạch áp dụng sản xuất thông minh trong năm tới. Trong đó, Trung Quốc (80%), Úc (60%) và Ấn Độ (59%) đã ứng dụng một số thành phần của sản xuất thông minh.

•  Rào cản lớn nhất của các nhà sản xuất APAC khi áp dụng sản xuất thông minh là sự phản đối của nhân viên khi áp dụng và thay đổi công nghệ, cũng như thiếu kỹ năng quản lý triển khai sản xuất thông minh và không hiểu rõ về khái niệm giá trị/lợi tức đầu tư của sản xuất thông minh.

•  Theo những nhà sản xuất APAC được khảo sát, Hệ thống quản lý chất lượng (QMS) là hệ thống sản xuất thông minh có lợi tức đầu tư cao nhất, sau đó là hệ thống điều hành sản xuất (MES) và hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP).

•  Rủi ro an ninh mạng được đánh giá là trở ngại lớn nhất bởi tất cả những nhà sản xuất được hỏi đang tìm cách giảm thiểu trở ngại này bằng các sáng kiến sản xuất thông minh.

•  88% nhà sản xuất APAC có kế hoạch duy trì hoặc tăng việc làm nhờ áp dụng công nghệ. Ngoài ra, 39% nhà sản xuất được hỏi tin rằng họ sẽ có thể sử dụng các công nhân hiện có vào mục đích khác nhờ việc gia tăng sử dụng công nghệ.

•  Trong số 94% nhà sản xuất ở Châu Á - Thái Bình Dương có chính sách môi trường, xã hội và quản trị (ESG) chính thức hoặc không chính thức, gần một nửa (48%) cho rằng "sự khác biệt cạnh tranh" là yếu tố thúc đẩy hàng đầu để theo đuổi các sáng kiến ESG.

Veena Lakkundi, Phó chủ tịch cấp cao, Bộ phận Chiến lược và Phát triển Doanh nghiệp của Rockwell Automation cho biết: "Các nhà sản xuất đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội tăng trưởng có lợi nhuận nhưng lại nhận ra sự bất ổn về nguồn nhân lực sẵn có đang ảnh hưởng đến chất lượng, cùng với khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng". "Cuộc khảo sát chỉ ra rằng công nghệ sản xuất thông minh đang cho phép các nhà sản xuất thuộc mọi quy mô tối ưu hóa các giải pháp linh hoạt, nhanh nhẹn và bền vững hơn, nhờ đó giúp đẩy nhanh quá trình chuyển đổi. Nếu chúng ta học được điều gì từ lịch sử, thì đó chính là cách các tổ chức đầu tư vào đổi mới, cùng với khuynh hướng hành động, trong những thời điểm bất ổn để có thể vượt qua các đối thủ cạnh tranh".

Dựa trên các kết quả khảo sát, công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và đạt mức tăng trưởng. Tuy nhiên, đối với một phần ba các nhà sản xuất trên thế giới, hàng loạt các hệ thống và nền tảng có sẵn đang dẫn đến tình trạng "tê liệt công nghệ" - gây khó khăn khi lựa chọn giữa các giải pháp. Các nhà sản xuất có thể vượt qua tình huống khó giải quyết này bằng cách chọn một đối tác có chuyên môn và kinh nghiệm liên quan trong ngành, những người có thể tư vấn và hướng dẫn họ triển khai giải pháp phù hợp với mục đích để đạt được kết quả mong muốn.

Bà Lakkundi chia sẻ: "Tại Rockwell, chúng tôi kết hợp sức mạnh của danh mục giải pháp ngành với hệ sinh thái đối tác có một không hai để đóng vai trò như một cố vấn đáng tin cậy cho các công ty hàng đầu trên thế giới". "Là công ty lớn nhất chỉ tập trung vào tự động hóa công nghiệp và chuyển đổi kỹ thuật số, mục tiêu của chúng tôi là đơn giản hóa phức tạp và gặp mặt các công ty đang trên hành trình phát triển.

Có thể xem chi tiết toàn bộ kết quả của báo cáo tại đây.

Phương pháp khảo sát

Báo cáo này đã phân tích phản hồi từ 1.353 nhà sản xuất đến từ 13 quốc gia sản xuất hàng đầu với các vai trò đa dạng từ quản lý cho đến lãnh đạo cấp cao và được thực hiện cùng với Sapio Research và Plex, đơn vị thuộc Rockwell Automation. Trong tổng số nhà sản xuất được hỏi, có tới 425 người ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Khảo sát bao gồm các ngành công nghiệp riêng biệt, quy trình và hỗn hợp được phân bố đồng đều về quy mô công ty với doanh thu từ 10 triệu đến hơn 10 tỷ đô la, đem đến nhiều góc nhìn kinh doanh sản xuất.

Giới thiệu về Rockwell Automation

Công ty Rockwell Automation (NYSE: ROK) là đơn vị hàng đầu thế giới trong lĩnh vực tự động hoá công nghiệp và chuyển đổi kỹ thuật số. Chúng tôi kết nối trí tưởng tượng của con người với tiềm năng của công nghệ để mở rộng giới hạn con người, với mong muốn giúp thế giới đạt hiệu suất cao hơn và bền vững hơn. Có trụ sở tại Milwaukee, Wisconsin, Rockwell Automation có gần 26.000 nhân viên tại hơn 100 quốc gia. Để tìm hiểu thêm về cách chúng tôi mang Doanh nghiệp kết nối số vào cuộc sống, hãy truy cập tại địa chỉ www.rockwellautomation.com.