CGTN: Trung Quốc phấn đấu vì cuộc sống vùng nông thôn tốt hơn giữa dòng chảy đô thị hóa

BẮC KINH, 15/03/2023 /PRNewswire/ -- Đối với chuyên gia trồng nho như Xie Fuxin, một trong những điều ông tự hào nhất trên đời là được nhìn thấy những người trồng nho ở thành phố Nam Bình, tỉnh Phúc Kiến, Đông Nam Trung Quốc, thoát khỏi cái nghèo và có thu nhập ngày càng cao sau khi bắt đầu gieo trồng cây nho mà ông truyền lại.

Sinh ra vào năm 1943, ông Xie đã cống hiến cả sự nghiệp của mình để truyền bá kỹ thuật trồng nho và các giống nho cho những ngôi làng ở thành phố Nam Bình, và ông vẫn tiếp tục làm điều này trong suốt 12 năm sau khi nghỉ hưu.

Là một trong 225 chuyên gia khoa học công nghệ được cử đến 215 ngôi làng để phổ biến khoa học kỹ thuật nông nghiệp tại Nam Bình vào năm 1999, ông Xie từng đạp xe đến các nhà kính trồng nho ở vùng nông thôn Nam Bình để giảng dạy về kỹ thuật.

Năm 2002, trong một bài báo, ông Tập Cận Bình, lúc đó là tỉnh trưởng Tỉnh Phúc Kiến, đã đánh giá cao biện pháp của Nam Bình, cho rằng đó là một bước khám phá hữu ích trong việc đổi mới lao động ở nông thôn.

Trong một cuộc trò chuyện với ông Xie vào năm 2002, ông Tập được biết rằng một mẫu nho (khoảng 0,07 ha) có giá trị đầu ra là 7.000 nhân dân tệ (khoảng 1.014 USD) và mong muốn ông Xie khuyến khích thêm dân làng tham gia trồng nho.

Ông Xie cho biết, hiện nay, các vùng núi ở Nam Bình có hơn 70.000 mẫu nho, ngoài ra ngành trồng nho thu được giá trị sản lượng hàng năm lên đến hơn 600 triệu nhân dân tệ, giúp tăng đáng kể thu nhập của người dân địa phương sau khi thoát nghèo.

Sự phát triển ở Nam Bình đại diện cho những thành tựu của Trung Quốc trong việc xóa đói giảm nghèo và phục hồi cuộc sống khu vực nông thôn trong những năm gần đây.

Hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo

Chủ tịch Tập đã đưa ra khái niệm "hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo" trong một chuyến thị sát tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung của Trung Quốc vào tháng 11 năm 2013.

Phát triển công nghiệp phù hợp, tái định cư và bù đắp về mặt sinh thái là một trong những biện pháp nhắm tới được áp dụng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo.

Tại một hội nghị khen thưởng cấp quốc gia được tổ chức tại Bắc Kinh vào ngày 25/02/2021, ông Tập cho biết kể từ thời điểm đó, có tới 98,99 triệu hộ tại nông thôn sống dưới mức nghèo đói đã thoát nghèo, và tất cả 832 huyện và 128.000 làng nghèo đã được đưa ra khỏi danh sách các khu vực khó khăn.

Khi đất nước đã hoàn toàn xóa bỏ đói nghèo, việc củng cố những thành tựu trong xóa đói giảm nghèo và phục hồi cuộc sống khu vực nông thôn đã trở thành hai trong số những ưu tiên hàng đầu của đất nước trong tiến trình hiện đại hóa khối thịnh vượng chung.

Tập trung toàn lực tái thiết vùng nông thôn

Trong bản báo cáo của mình tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vào tháng 10 vừa qua, sau khi nhấn mạnh rằng những nhiệm vụ mang đầy thách thức và khó khăn nhất mà Trung Quốc phải đối mặt trong việc xây dựng một đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại về mọi mặt đang còn hiện hữu tại các vùng nông thôn, ông Tập đã tuyên bố sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để thúc đẩy tái thiết khu vực nông thôn trên phạm vi cả nước.

Tái thiết khu vực nông thôn cũng là vấn đề hết sức quan trọng tại kỳ họp Lưỡng hội năm nay – sự kiện chính trị quan trọng nhất của Trung Quốc.

Theo báo cáo hoạt động của chính phủ năm 2023, Trung Quốc đặt mục tiêu ổn định sản lượng ngũ cốc và thúc đẩy tái thiết khu vực nông thôn trong năm nay. Bản báo cáo cũng đã được trình lên cơ quan lập pháp quốc gia để xem xét vào ngày 5 tháng 3 vừa qua.

Báo cáo cho biết, Trung Quốc lên kế hoạch duy trì tổng diện tích gieo trồng ngũ cốc ở mức ổn định và khởi động một nguồn động lực mới để tăng năng lực sản xuất ngũ cốc lên 50 triệu tấn, đồng thời tiếp thêm sinh lực cho ngành nghiên cứu giống và hỗ trợ phát triển khoa học, công nghệ và thiết bị nông nghiệp.

https://news.cgtn.com/news/2023-03-11/China-strives-for-better-rural-living-in-its-modernization-drive--1i5p7ULP2Te/index.html