BẮC KINH, 27/12/2022 /PRNewswire/ -- Do nhiều khu vực ở Trung Quốc chứng kiến số ca nhiễm COVID-19 gia tăng, nên chính quyền địa phương đang tiến hành các biện pháp nhanh chóng và chính xác để ngăn chặn các ca bệnh nghiêm trọng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng hàng rào phòng chống dịch bệnh.
Các biện pháp này bao gồm cung cấp dịch vụ điều trị y tế kịp thời, đáp ứng nhu cầu thuốc men, cải thiện dịch vụ y tế cho người già và các nhóm trọng điểm khác, thúc đẩy tiêm chủng vắc-xin COVID-19 cũng như tăng cường phòng chống dịch bệnh ở khu vực nông thôn.
Các phòng khám hoạt động với cường độ cao
Trong những ngày gần đây, nhiều thành phố của Trung Quốc đã mở các phòng khám sốt tại các phòng tập thể dục hoặc chuyển đổi trạm xét nghiệm axit nucleic thành phòng khám sốt tạm thời để giảm bớt áp lực điều trị y tế. Một số phòng khám sốt hoạt động 24/24 giờ.
Bên cạnh đó, cơ sở y tế ở các cấp đang tối ưu hóa quy trình, mở rộng nguồn lực, tăng cường nhân viên y tế trực để nỗ lực giải quyết những nhu cầu cấp thiết, lo lắng của người bệnh.
Có thể kể đến Thượng Hải, các phòng khám sốt tại 145 bẹnh viện từ cấp hai trở lên đã được yêu cầu luôn luôn mở cửa để đáp ứng nhu cầu của người dân về các dịch vụ y tế.
Các bệnh viện từ xa cũng được mở ở nhiều thành phố để đảm bảo người dân có thể khám chữa bệnh ngay tại nhà.
Theo Ủy ban y tế thành phố Bắc Kinh cho biết vào thứ Tư, 65.000 bệnh nhân sốt đã được điều trị tại các phòng khám sốt của thành phố, giảm 11% so với đỉnh điểm gần đây là 73.000 người. Nhu cầu về các phòng khám sốt nhìn chung đã giảm.
Ưu tiên dịch vụ y tế cho các nhóm trọng điểm
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc đã yêu cầu các cơ sở y tế cấp cơ sở lập danh sách các nhóm đặc biệt như người già sống một mình, phụ nữ mang thai và bệnh nhân có bệnh lý nền, giúp đảm bảo các dịch vụ y tế cần thiết.
Ủy ban đã chỉ thị cho các sở dân chính địa phương tiến hành đánh giá kỹ lưỡng ở những địa điểm có nguy cơ cao như đánh giá dự trữ thuốc, điều trị y tế, dịch vụ y tế, dịch vụ tiêm chủng và khả năng ứng phó khẩn cấp.
Tại một trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng ở Thượng Hải, các bác sĩ gia đình đánh giá cẩn thận tình trạng sức khỏe của người dân, đặc biệt chú ý đến sức khỏe người già trên 80 tuổi, bệnh nhân mắc bệnh mãn tính, bệnh nhân chạy thận nhân tạo, bệnh nhân ung thư và phụ nữ mang thai.
Tăng cường công tác phòng chống dịch ở nông thôn
Để đối phó với tình trạng thiếu hụt tương đối nguồn lực dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn cũng như dòng người gia tăng trong dịp Tết và Lễ hội mùa xuân, khi người dân làm việc ở thành phố thường trở về quê, chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh cũng như các dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn.
Xây dựng các phòng khám sốt tại các bệnh viện ở thị trấn là một công việc quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh ở nông thôn.
Lấy thành phố Giao Châu ở tỉnh Sơn Đông phía đông Trung Quốc làm ví dụ. Ủy ban y tế thành phố Giao Châu đã thành lập 536 điểm y tế cộng đồng và huy động được 446 nhân viên y tế và tình nguyện viên hỗ trợ cung cấp dịch vụ y tế cho các thôn bản.
Mỗi trạm xá và điểm y tế thôn bản có ít nhất 2 nhân viên y tế, cung cấp dịch vụ y tế 24/24 giờ như tư vấn, cấp phát thuốc, chuyển tuyến cho những bệnh nhân thuộc các nhóm trọng điểm.
Đẩy mạnh tiêm chủng
Ở Trung Quốc, hơn 90% dân số đã được tiêm phòng đầy đủ. Gần 87% người trên 60 tuổi đã được tiêm chủng đầy đủ, nhưng chỉ có 66,4% người trên 80 tuổi được tiêm chủng đầy đủ.
Với dân số 267 triệu người trên 60 tuổi, Trung Quốc đang đẩy mạnh quá trình tiêm chủng cho nhóm đối tượng này. Vào cuối tháng 11, quốc gia này đã công bố kế hoạch tiêm chủng nhằm nâng cao tỷ lệ tiêm chủng ở người cao tuổi.
Các biện pháp như "thẻ xanh" cho người cao tuổi cũng được áp dụng ở nhiều nơi nhằm thúc đẩy tỷ lệ tiêm chủng.
Để tối ưu hóa biện pháp kiểm soát dịch bệnh, Trung Quốc đã chuyển trọng tâm của chiến lược ứng phó với dịch bệnh từ kiểm soát lây nhiễm sang điều trị ca bệnh với mục tiêu ngăn ngừa các ca bệnh nghiêm trọng.
Ở Trung Quốc, tuổi thọ trung bình, một thước đo cơ bản về phúc lợi quốc gia, đã tăng từ 77,3 tuổi vào năm 2019 lên 78,2 tuổi vào năm 2021, bất chấp khoảng cách về nguồn lực y tế trên bình quân đầu người và công nghệ y tế giữa quốc gia đông dân nhất thế giới và các quốc gia phát triển.
Giữ vững triết lý lấy con người làm trung tâm, Trung Quốc đã ngăn chặn được các đợt bùng phát dịch bệnh. Các sự kiện và số liệu đưa ra một số "điểm" đáng khen ngợi về phương án đối phó với dịch bệnh của Trung Quốc trong ba năm qua cũng như hé lộ về những triển vọng nhất định trong nỗ lực hướng tới cuộc sống bình thường sắp tới.