CGTN: Khung đa dạng sinh học toàn cầu mang tính lịch sử đã đạt được sự thống nhất tại COP15 nhờ nỗ lực không ngừng của Trung Quốc

BẮC KINH, 21/12/2022 /PRNewswire/ -- Thỏa thuận đa dạng sinh học mang tính lịch sử đã đi đến thống nhất vào ngày thứ Hai tại cuộc họp lần thứ 15 của Hội nghị các Bên tham gia Công ước Liên Hợp Quốc về Đa dạng Sinh học (COP15)Montreal, Canada.

Khung đa dạng sinh học toàn cầu mang tính lịch sử đã đạt được sự thống nhất tại COP15 nhờ nỗ lực không ngừng của Trung Quốc
Khung đa dạng sinh học toàn cầu mang tính lịch sử đã đạt được sự thống nhất tại COP15 nhờ nỗ lực không ngừng của Trung Quốc

Chủ tịch COP15 và Bộ trưởng Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, Huang Runqiu, tuyên bố tại một phiên họp toàn thể ở Montreal: "Thỏa thuận đã được thông qua". Tuyên bố đã nhận được sự tán dương nhiệt liệt từ các đại biểu tham dự.

Thỏa thuận đa dạng sinh học, mang tên Khung đa dạng sinh học toàn cầu Côn Minh-Montreal, hướng đến mục tiêu đảo ngược tình trạng mất đa dạng sinh học và đưa thế giới vào quỹ đạo phục hồi. Thỏa thuận đưa ra bốn mục tiêu đa dạng sinh học dài hạn cho năm 2050 và sẽ hoàn thành 23 "mục tiêu hành động" cụ thể vào năm 2030, bao gồm ba lĩnh vực là bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng bền vững, chia sẻ lợi ích công bằng và hợp lý các nguồn gen.

Tất cả các bên đã cùng thống nhất các vấn đề chính. Phần quan trọng nhất của thỏa thuận là cam kết bảo vệ 30% diện tích đất và biển thuộc các khu bảo tồn vào năm 2030, trong khi cho đến nay, chỉ có 17% diện tích đất liền và 10% diện tích biển được bảo vệ.

Thỏa thuận kêu gọi gây quỹ 200 tỷ USD vào năm 2030 cho đa dạng sinh học từ nhiều nguồn khác nhau và nỗ lực loại bỏ dần hoặc cải cách các khoản trợ cấp có thể cung cấp thêm 500 tỷ USD cho tự nhiên. Bên cạnh đó, thỏa thuận kêu gọi tăng lên ít nhất 20 tỷ USD hàng năm, đến năm 2025 số tiền đó sẽ đến tay các nước đang phát triển và đến năm 2030, con số này sẽ lên tới 30 tỷ USD.

Khung này cũng đề cập đến bảo tồn phối hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học và giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong phiên họp toàn thể, các đại biểu bày tỏ tầm quan trọng của việc loại bỏ những khác biệt và cùng nhau hợp tác, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ đối với khung thỏa thuận này.

Với tư cách là nước chủ tịch của COP15, Trung Quốc đã tổ chức giai đoạn đầu tiên của cuộc họp tại Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc, vào năm 2021 và giai đoạn thứ hai trong năm nay tại Montreal, Canada, tiếp nối chủ đề "Văn minh sinh thái: Xây dựng một tương lai chung cho tất cả sự sống trên Trái Đất".

Trung Quốc luôn coi trọng việc bảo tồn đa dạng sinh học và tích cực thúc đẩy việc triệu tập COP15, diễn ra sau gần 4 năm liên tục đàm phán và nhiều lần bị trì hoãn do đại dịch COVID-19.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video tại lễ khai mạc phân đoạn cấp cao giai đoạn hai của COP15 ngày 15/12: "Dù là vượt qua đại dịch COVID-19 hay tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học và đạt được sự phát triển bền vững toàn cầu, đoàn kết và hợp tác là cách hiệu quả duy nhất để giải quyết các thách thức toàn cầu".

Ngay cả khi các cuộc đàm phán trước thềm hội nghị vẫn gây chia rẽ sâu sắc, Trung Quốc đã nỗ lực hết sức để thu hẹp khoảng cách, vạch ra tiến trình đàm phán và cuối cùng thúc đẩy việc hoàn tất khung thỏa thuận như đã định.

Thỏa thuận này mang ý nghĩa lịch sử to lớn khi nhân loại tìm cách xây dựng một hệ sinh thái toàn cầu lành mạnh và thịnh vượng cũng như đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.

CGTN: https://news.cgtn.com/news/2022-12-19/COP15-negotiators-reach-agreement-on-global-biodiversity-framework--1fThFHyR68w/index.html