THẨM QUYẾN, Trung Quốc, 24/11/2022 /PRNewswire/ -- Huawei chính thức ký cam kết toàn cầu, tham gia liên minh kỹ thuật số Partner2Connect của Liên minh Viễn thông Quốc tế, cam kết mang lại kết nối cho khoảng 120 triệu người dân vùng sâu vùng xa tại hơn 80 quốc gia vào năm 2025.
Ông Liang Hua, Chủ tịch Huawei, đã công bố quyết định tại Diễn đàn phát triển bền vững 2022 của công ty, với chủ đề Đẩy mạnh Kết nối: Đổi mới sáng tạo để Bứt phá (Connectivity+: Innovate for Impact). Diễn đàn thảo luận về cách đổi mới sáng tạo CNTT-TT có thể giải phóng giá trị kết nối trong kinh doanh và xã hội, đồng thời thúc đẩy tính bền vững trong kỷ nguyên kinh tế kỹ thuật số.
Tham gia chia sẻ tại diễn đàn có các nhà lãnh đạo cấp cao từ ITU, Liên Hợp Quốc, các bộ trưởng và nhà quản lý viễn thông tại Campuchia, Nigeria, Bangladesh và Pakistan, cùng các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, đối tác, chuyên gia và khách hàng đến từ Trung Quốc, Nam Phi, Bỉ và Đức.
Ông Malcolm Johnson, Phó Tổng thư ký ITU, cho biết: "Chúng ta có thể thấy rõ ràng rằng chỉ kết nối thôi là chưa đủ. Kết nối cần đi chung với chi phí phải chăng, cần có nội dung phù hợp, thể hiện bằng ngôn ngữ địa phương, đồng thời người dùng phải được trang bị kỹ năng để sử dụng một cách hiệu quả nhất. Xin cảm ơn Huawei đã hỗ trợ Liên minh kỹ thuật số Partner2Connect (P2C) với những cam kết P2C trong các lĩnh vực chính của kết nối tại nông thôn và kỹ năng kỹ thuật số".
Ngoài ra, ông Siddharth Chatterjee, Điều phối viên thường trú tại Trung Quốc của Liên Hợp Quốc, cũng kêu gọi "sự hợp tác từ các bên liên quan" để loại bỏ "thực trạng đang diễn ra" của khoảng cách kỹ thuật số, gây ảnh hưởng tới một phần ba dân số toàn cầu.
Ông chia sẻ: "Thế giới năng động giờ đây cần phải cải thiện hợp tác về kỹ thuật số để có thể tận dụng tiềm năng chuyển đổi của công nghệ, giúp tạo ra việc làm mới, thúc đẩy sự hòa nhập tài chính, thu hẹp khoảng cách giới, tăng cường phục hồi xanh, đồng thời tổ chức lại để thế giới phát triển thịnh vượng và toàn diện hơn. Và hiện chính là thời điểm thích hợp để hành động".
Trong bài phát biểu chính, Tiến sĩ Liang nhấn mạnh rằng việc truy cập vào một mạng lưới ổn định là yêu cầu cơ bản và cấp thiết trong thời đại kỹ thuật số.
Ông cho hay: "Kết nối không chỉ là công cụ giúp cho quá trình giao tiếp trở nên thuận tiện, mà cùng với công nghệ kỹ thuật số như đám mây và AI, kết nối còn tạo điều kiện cho mọi người truy cập vào thế giới kỹ thuật số, cho phép họ tiếp cận nhiều thông tin và kỹ năng hơn, trải nghiệm dịch vụ tốt hơn cũng như cơ hội kinh doanh rộng lớn hơn. Điều này sẽ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội và kinh tế".
Ông Cao Minh, Chủ tịch Giải pháp Không dây của Huawei, cho biết: "Huawei hiện đang tích hợp tiềm năng đổi mới công nghệ toàn diện của thiết bị, cơ sở, năng lượng, đường truyền và ăng-ten để giải quyết những khó khăn khi triển khai cơ sở theo phương thức truyền thống đang gặp phải, chẳng hạn như chi phí cao, hạn chế trong vận chuyển, thách thức trong nguồn lực và quy trình bảo trì. Chúng tôi không ngừng nâng cấp các giải pháp RuralStar và Rurallink để mở rộng phạm vi phủ sóng chất lượng cao đến các khu vực vùng sâu vùng xa, cho phép nhiều người dân, bệnh viện cộng đồng, trường học, chính quyền địa phương cũng như các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận với trải nghiệm kết nối băng thông rộng và tốc độ cao giống như ở thành phố".
Một loạt các giải pháp RuralStar đã cung cấp kết nối cho hơn 60 triệu người dân vùng sâu vùng xa tại hơn 70 quốc gia.
Tại Campuchia, quốc gia đối tác P2C đầu tiên của ITU, Huawei cam kết sẽ hợp tác với các cơ quan chính phủ thông qua Bộ Bưu chính Viễn thông cùng các trường đại học để cung cấp 10.000 cơ hội đào tạo cho chuyên gia CNTT-TT trong năm năm tới.