CGTN: Trung Quốc kêu gọi tạo môi trường thương mại tự do, cởi mở cho các nền kinh tế APEC, hướng tới hợp tác cùng có lợi

BẮC KINH, 22/11/2022 /PRNewswire/ -- Kể từ khi gia nhập Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 31 năm trước, Trung Quốc đã cam kết thúc đẩy quan hệ đối tác khu vực và hợp tác cùng có lợi, và năm nay, phía Trung Quốc đã nhắc lại tầm quan trọng của môi trường thương mại tự do, cởi mở cho các nền kinh tế APEC.

Là nơi sinh sống của 2,9 tỷ người, 21 nền kinh tế thành viên APEC có tổng quy mô kinh tế chiếm hơn 60% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Trước những khó khăn đến từ đại dịch, lạm phát cao, khủng hoảng địa chính trị và biến đổi khí hậu, các thành viên APEC đã ngồi lại tại Bangkok, thủ đô của Thái Lan và quyết định tăng cường hơn nữa hợp tác đa phương.

Phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29 diễn ra hôm thứ Bảy, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết thương mại và đầu tư tự do và cởi mở là mục đích và nguyên tắc của APEC, trong đó các vấn đề liên quan đến thương mại và đầu tư bền vững đã được thảo luận.

Đó cũng là trụ cột để hiện thực hóa Tầm nhìn Putrajaya 2040, ông Tập nói thêm.

Đề cao chủ nghĩa đa phương đích thực

Chủ tịch Tập kêu gọi đề cao chủ nghĩa đa phương đích thực và bảo tồn hệ thống thương mại đa phương.

Ông nói rằng cần phải làm nhiều hơn nữa để bảo vệ hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc, giữ cho chuỗi cung ứng và công nghiệp toàn cầu được an toàn và ổn định, thúc đẩy môi trường đầu tư và thương mại cởi mở, công bằng và không phân biệt đối xử, đồng thời phấn đấu để sớm hiện thực hóa một Khu vực thương mại tự do của Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) toàn diện, tiêu chuẩn cao.

Là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào năm ngoái, Trung Quốc cũng đang tìm cách tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế số (DEPA) nhằm tiến xa hơn trên con đường hội nhập kinh tế khu vực.

Cả RCEP và CPTPP đều được cho là những con đường khả thi hướng tới FTAAP rộng lớn hơn mà 21 nước thành viên APEC mong muốn thiết lập.

Đề cao tính bao trùm vì lợi ích của tất cả mọi người

Nói về tầm quan trọng của phát triển toàn diện, ông Tập nhấn mạnh rằng cần nỗ lực xây dựng một cấu trúc hợp tác kinh tế khu vực có tham vấn bình đẳng, cùng tham gia và chia sẻ lợi ích, đồng thời thúc đẩy một thị trường châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn mang lại lợi ích cho tất cả mọi người.

Ông nói rằng tất cả các nền kinh tế có thể cùng nhau phát triển thông qua phát triển liên kết với nhau và thực hiện hợp tác cùng có lợi thông qua sự bổ sung lẫn nhau.

Theo ông Tập, Trung Quốc đã đưa ra các sáng kiến phục hồi khu vực nông thôn, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các công nghệ đặc biệt và tinh vi để sản xuất các sản phẩm mới và độc đáo, đồng thời thúc đẩy kinh tế toàn diện thông qua thương mại và đầu tư.

Thúc đẩy hợp tác khu vực cởi mở

Chủ tịch nước Trung Quốc cũng nhấn mạnh việc thúc đẩy hợp tác khu vực cởi mở và cho biết điều quan trọng là phải chủ động hơn nữa trong việc mở cửa và nâng cao mức độ hợp tác kinh tế khu vực trên mọi phương diện.

Ông chia sẻ rằng Trung Quốc sẽ không dao động trong cam kết mở cửa theo tiêu chuẩn cao và sẽ tiếp tục mở cửa rộng hơn nữa.

Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ năm được tổ chức gần đây là một minh chứng tuyệt vời cho quyết tâm vững chắc của Trung Quốc trong việc hỗ trợ thương mại tự do và cởi mở.

Các thỏa thuận dự kiến với tổng trị giá 73,5 tỷ USD đã đạt được trong sự kiện với chủ đề nhập khẩu này. Đây là một minh chứng cho thị trường khổng lồ và nhiều cơ hội kinh doanh của Trung Quốc.

Trong khi đó, hiện thân như một hình ảnh thu nhỏ sống động của việc đất nước khám phá mở cửa cấp cao, thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc đã và đang đẩy nhanh sự phát triển của "hai khu vực" của thành phố - khu thương mại tự do thí điểm và khu trưng bày toàn diện quốc gia nhằm tăng cường mở cửa trong lĩnh vực dịch vụ.

Trong hai năm qua, thủ đô Trung Quốc đã đưa ra hơn 100 chính sách tiên phong hoặc đột phá liên quan đến "hai khu vực" và hực hiện được hơn 100 dự án mang tính bước ngoặt và nền tảng chức năng.

Cải cách và mở cửa đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc, đặc biệt là trong thập kỷ qua.

Theo một báo cáo do Cục Thống kê Quốc gia của nước này công bố, Trung Quốc đã đóng góp trung bình hơn 30% vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu từ năm 2013 đến năm 2021, vươn lên đứng đầu thế giới.

https://news.cgtn.com/news/2022-11-19/China-urges-for-a-free-open-trade-environment-for-APEC-economies-1f5uxVsV9UQ/index.html