SVOC: HỢP TÁC BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ NĂNG LƯỢNG

BALI, Indonesia, 04/11/2022 /PRNewswire/ -- Hội nghị dầu thực vật bền vững G20 (SVOC) diễn ra hôm nay (03/11/2022) tại Bali đã thành công vang dội với sự góp mặt của các bên liên quan chủ chốt trong ngành dầu thực vật. Hội nghị do chính phủ Indonesia chủ trì, cùng Cơ quan quản lý quỹ đồn điền cọ dầu Indonesia (BPDPKS), Hội đồng các nước sản xuất dầu cọ (CPOPC) và Hiệp hội dầu cọ Indonesia (IPOA) đồng tổ chức. Tham gia hội nghị gồm các đại diện đến từ các nước sản xuất chính như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Ukraine, IndonesiaMalaysia. Hội nghị là minh chứng cho thấy trong thời kỳ xảy ra nhiều xung đột quốc tế và căng thẳng địa chính trị, cộng đồng các nhà sản xuất dầu thực vật vẫn đoàn kết thống nhất, hướng tới lợi ích chung là đảm bảo đảm an ninh lương thực và năng lượng, thúc đẩy kinh tế phát triển trong bối cảnh gia tăng nhanh chóng về dân số và khủng hoảng khí hậu.

Bộ trưởng Điều phối các vấn đề Kinh tế Indonesia, ông Airlangga Hartarto, đã tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tính sẵn có, khả năng tiếp cận và khả năng chi trả đối với các mặt hàng nông nghiệp trên thị trường toàn cầu, trong đó có dầu thực vật. Ông Airlangga nhận định: "Chúng ta cần nhanh chóng và kiên quyết hợp tác để đối mặt với cấu trúc thị trường có nguy cơ làm trầm trọng thêm các tác động tiêu cực".

Ông Ma Youxiang, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Nông thôn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhấn mạnh rằng Trung Quốc đang chuyển hướng sang phát triển xanh và khắc phục biến đổi khí hậu thông qua hợp tác với các quốc gia hướng tới tính bền vững trong ngành dầu thực vật. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phúc lợi Nông dân Ấn Độ, bà Shobha Karandlaje nhấn mạnh tầm quan trọng của các loại hạt chứa dầu chống chịu tốt với khí hậu mang lại lợi ích cho cả các nước nghèo và các nước phát triển trong tương lai. Cả hai phát biểu đều được đưa ra trong hội nghị kết hợp với sự tham dự của hơn 500 đại biểu đến từ 41 quốc gia sản xuất và tiêu thụ dầu.

Các diễn giả từ Tổ chức Thương Mại thế giới (WTO), Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (UN FAO), Chương trình Lương thực thế giới và các tổ chức chứng nhận cũng tham gia chia sẻ các kiến thức chuyên sâu của mình. Mặc dù quá trình sản xuất và phân phối một số loại dầu gặp gián đoạn, nhưng các bên đã chung tay để đảm bảo an ninh lương thực và năng lượng. Nhiều chuỗi cung ứng dầu thực vật như dầu cọ và đậu nành đã được quản lý với mục đích đầu tư vào cải tiến và tính bền vững, giảm thiểu tác động của hệ thống sản xuất và canh tác đối với đa dạng sinh học và hệ sinh thái. Hội nghị cũng cung cấp một nền tảng xem xét những triển khai gần đây nhất về các đề án chứng nhận bền vững cho dầu cọ cũng như công nghệ tiên tiến nhất đảm bảo truy xuất nguồn gốc của chuỗi cung ứng.

Tổng thư ký CPOPC Rizal Affandi Lukman khẳng định dầu cọ không chỉ có giá thành hợp lý mà còn tốt cho sức khỏe và giàu dinh dưỡng. Dầu cọ chính là chìa khoá giải quyết tình trạng thiếu hụt dẫn đến khủng hoảng dầu thực vật trên toàn cầu và khủng hoảng năng lượng hiện nay tại châu Âu, nhất là khi việc sử dụng nhiên liệu sinh học dầu cọ bền vững như một nguồn năng lượng là rất cần cho mùa đông năm nay. Chủ tịch IPOA, ông Joko Supriyono, khuyến khích tất cả các nhà sản xuất dầu thực vật tiếp tục đáp ứng nhu cầu của thế giới về thực phẩm và năng lượng thông qua sản xuất bền vững và thể hiện vai trò trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.