BẮC KINH, 1/11/2022 /PRNewswire/ -- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề xướng kế hoạch chi tiết trong 5 năm tới và xa hơn cho Trung Quốc. Kế hoạch có ý nghĩa như thế nào với thế giới? Thế giới có thể mong đợi gì từ Trung Quốc trong những năm tới? Và quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ đóng góp gì cho thế giới? CGTN đã tổ chức một phiên thảo luận nhóm đặc biệt với tiêu đề "Now and Beyond"(Tạm dịch: Hôm nay và mai sau) do phóng viên Liu Xin của CGTN chủ trì. Nội dung phiên xoay quanh chủ đề hướng đi tương lai của Trung Quốc và thế giới với sự tham gia của các nhà hoạch định và nhà tư tưởng toàn cầu.
Khi bình luận về tin tức sai lệch của truyền thông Hoa Kỳ liên quan tới đại hội đại biểu toàn quốc, Giáo sư Jeffrey Sachs, Giám đốc Trung tâm phát triển bền vững tại Đại học Columbia, đã nhận xét: "Thông điệp thực sự của Trung Quốc là thông điệp về chủ nghĩa đa phương". Ông nhấn mạnh thêm: "Trung Quốc tỏ rõ về mong muốn xây dựng một thế giới đa phương theo Hiến chương Liên hợp quốc. Họ không theo đuổi vị thế thống trị; không đả kích xung đột dưới bất kỳ hình thức nào. Và thông điệp hoàn toàn thể hiện rõ… Điều chúng ta cần là đối thoại, chúng ta cần hiểu nhau hơn".
Sau khi hưởng ứng lời bình luận của giáo sư Sachs, ông Xie Tao, giáo sư kiêm hiệu trưởng Trường Quan hệ Quốc tế và Ngoại giao tại Đại học Ngoại giao Bắc Kinh chia sẻ: "Thông điệp trọng tâm của Chủ tịch Tập đối với thế giới là Trung Quốc muốn cam kết xây dựng một thế giới hòa bình và theo đuổi tương lai chung sống hòa bình. Trung Quốc không áp đặt hay tuyên truyền giá trị, thể chế của đất nước sang các nước khác, Trung Quốc cũng không muốn các nước khác can dự vào hoạt động của Trung Quốc. Với dân số khổng lồ, Trung Quốc rất khác so với nhiều quốc gia khác. Và Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu trẻ hóa đất nước thông qua con đường hiện đại hóa đã định".
Đây là lần đầu tiên mục tiêu hiện đại hóa của Trung Quốc được viết thành báo cáo để trình lên đại hội đại biểu toàn quốc và đây là kế hoạch chi tiết cho tương lai của Trung Quốc. Ông Martin Jacques, thành viên cấp cao tại Khoa Chính trị và Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Cambridge, chỉ ra rằng toàn cầu hoá kiểu Mỹ đã khơi mào cho bất bình đẳng lan rộng trong hầu hết mọi xã hội. Ông lưu ý rằng khía cạnh quan trọng trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc là sự thịnh vượng chung và nếu Trung Quốc có thể đảo ngược xu hướng bất bình đẳng cũng như tạo ra một môi trường bình đẳng hơn thì điều này sẽ có tác động lớn trên toàn thế giới. Cựu ngoại trưởng Tây Ban Nha Arancha Gonzalez Laya chia sẻ: "Trong thế kỷ 21, bất cứ điều gì có lợi cho Trung Quốc đều phải có lợi cho phần còn lại của thế giới. Và bất cứ điều gì có lợi cho phần còn lại của thế giới đều phải có lợi cho Trung Quốc. Đây là thế kỷ 21 và chúng ta đang sống trên cùng một hành tinh".
Ông Benyamin Poghosyan, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu chiến lược kinh tế và chính trị, nói rằng những nỗ lực phân chia thế giới thành hai thái cực là vấn đề đáng lo ngại và các cường quốc vừa và nhỏ đều đánh giá Trung Quốc sẽ không mưu đồ đẩy thế giới đối đầu lẫn nhau vì các cường quốc vừa và nhỏ sẽ rơi vào tình thế khó khăn nếu có sự phân chia như vậy. Giữa bối cảnh lạm phát, khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực và những thách thức khác đang đe dọa con người thì khắp nơi đều mong chờ các cường quốc lớn mạnh bắt tay hợp tác với nhau.
Cựu Giám đốc điều hành môi trường của Liên hợp quốc kiêm Tổng thư ký Liên hợp quốc Erik Solheim khẳng định nhiều quốc gia không muốn lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Đại sứ Nam Phi tại Trung Quốc Siyabonga Cyprian Cwele chia sẻ rằng có rất nhiều điều từ Trung Quốc là bài học quý giá cho các quốc gia khác. Ông cho biết Nam Phi và các quốc gia khác vốn không lựa chọn nhưng họ sẽ chấp nhận bất kỳ ai tôn trọng hệ thống quốc gia và làm đối tác với họ. Quan hệ đối tác là nhu cầu của các quốc gia, không phải là sự ép buộc.
Giáo sư Xie nói: "Sự hào phóng hoặc hợp tác đa phương có thể là cách để dẫn đầu; sự ép buộc, bắt nạt và hành động đơn phương cũng có thể là cách để dẫn đầu. Và đương nhiên Trung Quốc theo đuổi con đường đầu tiên". Ông tin rằng sự lãnh đạo toàn cầu đối với Trung Quốc sẽ mang lại lợi ích cho các nước khác trên thế giới, tuyệt nhiên không phục vụ cho yêu sách bá quyền.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình trích dẫn một đạo lý xa xưa của Khổng Tử trong báo cáo trước đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ: "Tất cả các sinh vật có thể phát triển đồng thời mà không gây hại cho nhau và các con đường khác nhau có thể chạy song song mà không cản bước lẫn nhau". Trong một thế giới tưởng chừng như xung đột và khác biệt đang lấn át nỗ lực hợp tác và quản lý thì việc tôn trọng sự khác biệt và tìm cách cùng nhau phát triển là điều mà nhiều quốc giao khao khát. Trung Quốc luôn tìm kiếm một con đường hòa bình để hiện đại hóa và hợp tác cùng cộng đồng toàn cầu.