Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN): Đại hội toàn quốc CPC lần thứ 20: Các chính sách dân tộc của CPC đã được áp dụng thành công trong suốt một thập kỷ qua

BẮC KINH, 19/10/2022 /PRNewswire/ -- Trong số 2.296 đại biểu được bầu để tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC), có 264 đại biểu đến từ 40 nhóm dân tộc thiểu số khác nhau, chiếm 11,5% tổng số đại biểu tham gia.

Một ngày sau phiên khai mạc đại hội, tức thứ Hai, ông Tập Cận Bình đã tham gia thảo luận nhóm với các đại biểu đến từ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây thuộc miền nam Trung Quốc, cũng là nơi có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nhất trên cả nước.

Ông Tập kêu gọi nhân dân các dân tộc Trung Quốc xây dựng khối đại đoàn kết như "miếng thép cứng" dưới sự lãnh đạo của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc và đồng tâm hiệp lực tiếp sức cho con tàu khổng lồ trong công cuộc trẻ hóa dân tộc vượt qua bão táp cập bến thành công.

Ông cho biết Đại hội đại biểu toàn quốc CPC lần thứ 20 chỉ rõ phương hướng phát triển của Đảng và sự nghiệp của đất nước, đồng thời lấy đó làm tuyên ngôn chính trị và chủ trương hành động của Đảng để nhân dân Trung Quốc đồng lòng giữ vững và phát triển chủ nghĩa xã hội theo bản sắc Trung Quốc.

Biểu dương những thành tựu mà Quảng Tây đã đạt được trong xóa đói giảm nghèo, cải cách kinh tế, bảo vệ môi trường và các lĩnh vực khác kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc CPC lần thứ 18 vào năm 2012, ông Tập nói rằng Quảng Tây đại diện cho sự thành công trong thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và hệ thống dân tộc tự trị khu vực, sự phát triển đó là hình ảnh thu nhỏ sống động về những thay đổi to lớn đang diễn ra ở Trung Quốc trong 10 năm đầu của kỷ nguyên mới.

Sự phát triển của Quảng Tây

Vào tháng 4, ông Tập được bầu làm đại biểu dự đại hội tại đơn vị bầu cử của Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, một trong 38 đơn vị bầu cử đại diện cho hơn 96 triệu đảng viên Đảng Cộng sản trên cả nước.

Là một vùng dân tộc thiểu số trọng yếu ở miền nam Trung Quốc và giáp với Việt Nam, Quảng Tây được coi là một khu vực trọng điểm trong hoạt động thương mại xuyên biên giới với Đông Nam Á. Quảng Tây đóng vai trò quan trọng trong mục tiêu xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong bối cảnh Trung Quốc đẩy mạnh mở cửa với bên ngoài.

Động lực này được thể hiện rõ tại Hội chợ triển lãm Trung Quốc-ASEAN lần thứ 19 vào tháng 9, trong đó đã ký kết 267 thỏa thuận trong nước và quốc tế, với khoản đầu tư hơn 400 tỷ NDT, tương đương khoảng 57 tỷ USD, tăng 37% so với năm ngoái.

Vào tháng 11/2020, Quảng Tây đã giải quyết tình trạng nghèo đói tại 54 quận, trong khi đó 8 quận nghèo đói cuối cùng trong khu vực, bao gồm sáu quận dân tộc thiểu số tự trị đã thoát khỏi tình trạng nghèo tuyệt đối.

Việc ông Tập tham gia bầu cử ở các vùng biên giới có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống và các nhà lãnh đạo khác ở các vùng từng có căn cứ cách mạng, các vùng trọng điểm thực hiện các chiến lược phát triển cấp quốc gia, đã nêu gương cho các quan chức lãnh đạo.

Việc các nhà lãnh đạo được bầu làm đại biểu tại các đơn vị bầu cử tương ứng và tham dự cuộc thảo luận nhóm của phái đoàn tương ứng giúp tăng cường hướng dẫn, thúc đẩy phát triển chất lượng cao, đẩy mạnh thực hiện các sáng kiến quan trọng để phát triển quốc gia, cũng như nghiêm túc xây dựng Trung Quốc trở thành đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại.

Ý thức cộng đồng mạnh mẽ đối với đất nước Trung Quốc

Khi trình bày báo cáo trước Đại hội toàn quốc CPC lần thứ 20 vào Chủ nhật, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của nỗ lực rèn luyện ý thức cộng đồng mạnh mẽ cho người dân Trung Quốc.

Trung Quốc là quốc gia đa sắc tộc thống nhất. Đề cao ý thức bản sắc dân tộc Trung Quốc, duy trì sự toàn vẹn và thống nhất đất nước, tất cả các dân tộc cùng làm việc vì sự thịnh vượng và phát triển chung là mục tiêu của các chính sách dân tộc do CPC đề ra.

Hệ thống khu vực dân tộc tự trị có nghĩa là các vùng có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống thực hiện quyền tự trị khu vực, thành lập các cơ quan tự trị và thực hiện quyền lực của chính quyền tự trị dưới sự lãnh đạo thống nhất của nhà nước. Hệ thống chính trị cơ bản này được quy định rõ ràng trong Hiến pháp quốc gia và Luật về các khu vực dân tộc tự trị.

Theo một tài liệu chính phủ được công bố vào năm 2021, các khu vực dân tộc thiểu số đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc chống đói nghèo. Giai đoạn năm 2016-2020, tại năm khu tự trị - Nội Mông, Tây Tạng, Ninh Hạ, Tân Cương và Quảng Tây - và ba tỉnh có đông dân cư đa sắc tộc sinh sống - Quý Châu, Vân Nam và Thanh Hải - số người dân nghèo giảm còn 15,6 triệu người.

Tài liệu chính phủ cũng cho biết tình trạng nghèo tuyệt đối đã được xóa bỏ triệt để ở tất cả 28 nhóm dân tộc thiểu số ở khu vực ít dân cư.

https://news.cgtn.com/news/2022-10-18/CPC-congress-Past-decade-sees-success-of-CPC-s-eosystem-policies-1ed4NzQS7Ty/index.html