BẮC KINH, 13/09/2022 /PRNewswire/ -- Cứ vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, hàng triệu người dân lại hân hoan đón chào Tết Trung Thu, hay còn gọi là Lễ hội Trăng Rằm. Năm nay, ngày này rơi vào ngày 10 tháng 9.
Tết Trung Thu không chỉ là ngày đoàn tụ với gia đình. Đây cũng là dịp để ăn mừng mùa màng bội thu, tận hưởng sự lãng mạn và cả sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên.
Tết Trung Thu là sự tổng hòa của các phong tục tập quán diễn ra vào mùa thu, trong đó hầu hết các yếu tố lễ hội của Tết Trung Thu đều có nguồn gốc xa xưa. Một phần không thể thiếu của lễ hội chính là lễ cúng rằm. Từ thời nông nghiệp cổ đại, người ta tin rằng sự vận động của mặt trăng liên quan chặt chẽ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và sự thay đổi mùa màng. Do vậy, Lễ hội Trăng Rằm đã trở thành một nghi thức quan trọng.
Trung Quốc đã có rất nhiều truyền thuyết về mặt trăng từ thuở xa xưa. Với người Trung Quốc, mặt trăng đại diện cho sự linh thiêng, thuần khiết và cao quý. Người đời xưa nay đã để lại hàng ngàn vạn bài thơ tả trăng.
Có rất nhiều câu chuyện thú vị lý giải về nguồn gốc của lễ hội này. Trong đó, sự tích về Hằng Nga và Hậu Nghệ là câu chuyện được người Trung Quốc công nhận rộng rãi nhất. Rất lâu về trước, có một phụ nữ xinh đẹp tên Hằng Nga, còn chồng nàng mang tên Hậu Nghệ là một cung thủ dũng cảm. Nhưng một ngày nọ, nàng đã uống lọ thuốc tiên, lọ thuốc mà chồng nàng dặn phải giữ an toàn, và nó đã khiến nàng trở nên bất tử. Sau đó, nàng bị chia cắt khỏi người chồng yêu quý của mình, bay lên trời, cuối cùng đáp xuống mặt trăng, nơi nàng sinh sống từ đó đến nay.
Ngày nay, lễ hội đã phát triển đến mức việc ăn bánh Trung Thu đã trở thành một phong tục trên khắp Trung Quốc. Phong tục dân gian bao gồm hàng loạt các hoạt động lễ hội như ngắm trăng cùng gia đình, đoán câu đố về đèn lồng, rước đèn lồng rực rỡ, múa lân và nhiều các hoạt động khác nữa.
Đêm hội Trung Thu 2022 với Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN)
Được tổ chức bởi Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc (CMG), đêm hội thường niên (tiếng Trung Quốc phiên âm là "Qiuwan") bắt đầu vào lúc 8 giờ tối ngày 10 tháng 9 theo giờ Bắc Kinh, kéo dài hơn hai tiếng, đem đến những tiết mục biểu diễn sáng tạo tuyệt vời cho khán giả đến từ mọi miền thế giới.
Đêm hội được chia thành ba phần, mở màn bằng tiết mục hát Côn khúc và Bình Đạn (một loại hình nghệ thuật biểu diễn âm nhạc/dân ca địa phương). Tiết mục đã mang đến cho chương trình hơi thở "Tết Trung Thu kiểu Tô Châu" độc đáo, đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng thị trấn non nước phía nam sông Dương Tử.
Đêm hội còn có sự góp mặt của dàn diễn viên nổi tiếng hàng đầu. Tại điểm tổ chức lễ hội chính là Công viên Hồ Jiyang tại Zhangjiagang, tỉnh Giang Tô, dàn ngôi sao Trung Quốc gồm Lý Ngọc Cương, Hoàng Linh và Na Anh đã trình diễn nhiều bài hát theo những phong cách muôn màu muôn vẻ. Trong số rất nhiều bài hát về trăng, có những bài là bản phối khí cho những bài thơ Trung Hoa truyền thống bởi những nhà thơ lớn từng vang danh một thời.
Phi hành gia Trần Đông, Lưu Dương và Thái Túc Chiết của phi hành đoàn Thần Châu-14 đã cùng nhau trải qua "Tết Trung Thu trong không gian" đầu tiên trên trạm vũ trụ Trung Quốc. Ba phi hành gia người Hoa đã quay một video độc quyền cho chương trình, chúc mọi người đón Trung Thu vui vẻ và tặng "ngôi sao may mắn" cho người dân Trung Quốc trên toàn thế giới.
Là sự kiện thường niên gắn kết người Hoa trên toàn thế giới, Đêm hội Trung Thu của đài CMG đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của giới truyền thông trong nước và quốc tế ngay từ thời điểm chính thức công bố.
Over the Moon – Chương trình trực tiếp đón Tết Trung Thu với đài CGTN
Hưởng ứng Rằm Trung Thu, từ 4 giờ chiều đến 10 giờ tối, đài CGTN cũng mang đến cho khán giả toàn cầu chương trình "Over the Moon (Bay lên cung Hằng) - Chương trình trực tiếp đón Tết Trung Thu" nhằm giới thiệu nét quyến rũ đầy sức sống của văn hóa Trung Hoa truyền thống.
Chương trình trực tiếp là màn kết hợp một loạt các chương trình nổi bật, gồm Phòng Trò Chuyện, Trung Thu phiên bản đặc biệt của VIBE, Đêm hội Trung Thu tại Đôn Hoàng và Đêm hội Trung Thu của CMG.
Hàng ngàn năm nay, trăng tròn và đoàn tụ vẫn luôn là chủ đề trong mỗi dịp Trung Thu về, bên cạnh việc thưởng trà, ngâm thơ, bàn về sự khác biệt giữa truyền thống các dân tộc, ngắm "mặt trăng" và thậm chí là giao lưu với "chị thỏ ngọc" trong cảnh ảo XR, hay du hành giữa thời cổ đại với hiện đại để mừng lễ hội. Chương trình trực tiếp kéo dài sáu giờ giới thiệu một số chương trình và video về Tết Trung Thu hay nhất do đài CGTN sản xuất, kết hợp với sức mạnh của công nghệ nghe nhìn tân tiến.