Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN): Tại sao Trung Quốc đang không ngừng nghiên cứu các công nghệ cốt lõi

BẮC KINH, 08/09/2022 /PRNewswire/ -- Tuần trước, khi bắt đầu chuyến đi bộ ngoài không gian, ông Trần Đông, phi hành gia người Trung Quốc chia sẻ: "Xin chào mọi người. Tôi đã bước ra khỏi mô-đun và hiện tôi cảm thấy rất ổn".

Ông Trần và thành viên phi hành đoàn Thần Châu 14 Lưu Dương đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ ngoài tàu vũ trụ kéo dài sáu giờ đồng hồ vào hôm thứ Sáu (ngày 02/09), đánh dấu chuyến đi bộ bên ngoài trạm vũ trụ thứ năm của Trung Quốc và cũng là lần đầu tiên bước ra khỏi mô-đun phòng thí nghiệm Vấn Thiên vừa mới được ra mắt.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc đã thực hiện thành công một loạt các chuyến bay, bao gồm mô-đun lõi trạm vũ trụ Thiên Hòa, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 12 và Thần Châu 13 cũng như tàu vũ trụ chở hàng Thiên Chu 2 và Thiên Chu 3, qua đó đạt được những tiến bộ vượt bậc trong chương trình vũ trụ của Trung Quốc.

Trong thập kỷ qua, theo lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về nỗ lực kiên quyết nhằm đạt được những đột phá về công nghệ cốt lõi trong nhiều lĩnh vực then chốt, các nhà khoa học Trung Quốc đang tập trung tạo ra những bước tiến lớn, không chỉ riêng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ.

Hôm thứ Ba, ông Tập nhấn mạnh mục tiêu cải thiện hệ thống mới để huy động các nguồn lực trên toàn quốc cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ cốt lõi trong khi chủ trì cuộc họp lần thứ 27 của Ủy ban Cải cách Sâu rộng Toàn diện Trung ương.

Chủ tịch Tập cũng lưu ý thêm rằng Trung Quốc nên tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực đổi mới dựa trên nhu cầu chiến lược, tăng cường sức mạnh khoa học và công nghệ, cải thiện đáng kể khả năng có hệ thống để giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ then chốt, phát huy lợi thế cạnh tranh và nắm bắt thế chủ động chiến lược trong một số những lĩnh vực quan trọng.

Làm chủ công nghệ cốt lõi

Năm 2015, trong chuyến thị sát tại Viện Cơ khí Chính xác và Quang học Tây An, ông Tập cho hay: "Chúng ta không thể mua bán hay có được các công nghệ cốt lõi bằng cách dựa dẫm và tệ hơn là cầu xin sự giúp đỡ của các bên khác".

Kể từ năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc đã nêu bật tầm quan trọng của hoạt động đổi mới khoa học và làm chủ công nghệ cốt lõi. Ông Tập trở thành nguồn cảm hứng thúc đẩy đột phá cho hàng loạt công nghệ cốt lõi, từ đó tạo nên bước tiến dài trong hành trình vươn tới mục tiêu lớn là đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu toàn cầu về khoa học và công nghệ.

Giải quyết các vấn đề chính của quốc gia dựa trên R&D trong các công nghệ cốt lõi. Các giải pháp hiện đại đã hỗ trợ công tác xây dựng nhiều dự án cơ sở hạ tầng lớn như Cầu Hồng Kông-Chu Hải-Macao và Đường sắt Tứ Xuyên-Tây Tạng. Nỗ lực sử dụng các nguồn tài nguyên dầu khí dưới đáy biển và than đá trên cơ sở thân thiện với môi trường và hiệu quả kết hợp cùng phát triển công nghệ hạt nhân thế hệ mới là yếu tố quan trọng để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Trong đợt bùng phát dịch COVID-19, Trung Quốc đã gặt hái một số thành công đột phá về vắc-xin, thuốc và thuốc thử xét nghiệm. Tính từ năm 2012 đến nay, số lượng thuốc nhóm I mới được phê duyệt ở Trung Quốc đã tăng từ 5 loại lên 79.

Bên cạnh đó, quốc gia này cũng thu về một số thành tựu có tầm ảnh hưởng trên toàn cầu. Trong số đó là sự kiện lần đầu tiên trên thế giới, Trung Quốc quan sát thành công hiệu ứng Hall lượng tử ba chiều và sự gấp nếp có kiểm soát của graphene với độ chính xác cấp nguyên tử, đồng thời phát triển chip điện toán nhiệt hạch mô phỏng não người không đồng nhất đầu tiên trên thế giới "Tianji".

Cởi mở hơn với thế giới

Năm ngoái, Trung Quốc đã công bố mở kính viễn vọng vô tuyến hình cầu khẩu độ 5 trăm mét (FAST), kính thiên văn vô tuyến có khẩu độ đầy đủ lớn nhất và nhạy nhất thế giới, cho tất cả các nhà khoa học. Tính đến tháng 6, FAST đã phục vụ dịch vụ quan sát cho 27 dự án khoa học ở 14 quốc gia trên thế giới.

Sự ra đời của FAST là một trong những minh chứng cho thấy Trung Quốc thực sự nghiêm túc mở rộng mối quan hệ cộng tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ.

Phát biểu trước cuộc họp gồm toàn thể thành viên của Viện hàn lâm khoa học Trung Quốc và Học viện kỹ thuật Trung Quốc (CAE) và đại hội toàn quốc của Hiệp hội khoa học và công nghệ Trung Quốc (CAST) vào năm ngoái, ông Tập đã kêu gọi những người làm việc trong lĩnh việc công nghệ-khoa học tại Trung Quốc đề cao tinh thần cởi mở, tín nhiệm và hợp tác với cộng đồng khoa học công nghệ quốc tế, tích cực tham gia giải quyết những thách thức lớn đang đe dọa nhân loại, nỗ lực phát huy những thành tựu của đổi mới khoa học và công nghệ để mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia và người dân hơn.

Theo Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, Trung Quốc đã xây dựng quan hệ hợp tác với 161 quốc gia và khu vực trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ký 115 hiệp định liên chính phủ và tham gia hơn 200 tổ chức quốc tế cũng như đa phương.

https://news.cgtn.com/news/2022-09-07/Why-China-is-speeding-up-research-on-core-technologies-1d8h2b5F89a/index.html