THƯỢNG HẢI, 05/09/2022 /PRNewswire/ -- Điện lực Thượng Hải thông báo Giai đoạn B trong giai đoạn thứ năm 900 MW của Công viên Mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum đã đi vào vận hành. Là một phần của nhà máy quang điện (PV) lớn nhất thế giới đang được xây dựng, dự án sẽ hỗ trợ Dubai thúc đẩy nâng cấp và chuyển đổi hỗn hợp năng lượng bằng cách cung cấp 2,268 tỷ kWh điện mỗi năm sau khi hoàn thành dự án, đảm bảo đủ nguồn điện để phục vụ hơn 240.000 hộ gia đình và có khả năng giảm 1,1 triệu tấn phát thải carbon hàng năm.
Ông Meng Chuanmin, Giám đốc Dự án Giai đoạn V Công viên mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum cho biết: "Chúng tôi cảm thấy vô cùng tự hào khi chứng kiến công viên năng lượng mặt trời đạt cột mốc lịch sử khác sau khi Giai đoạn A được kết nối với lưới điện vào năm 2021. Hiện tại, công việc ở Giai đoạn C đang trong giai đoạn triển khai và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2023".
Ông cho biết thêm: "Quá trình xây dựng giai đoạn 5 của MBR Solar Park phải đối mặt với hàng loạt thách thức, mà đỉnh điểm là đại dịch COVID-19 làm gián đoạn nghiêm trọng chuỗi cung ứng toàn cầu. Đội ngũ nghiên cứu đã vượt qua những khó khăn, đảm bảo hoạt động thu mua và giao nguyên liệu cho dự án đúng tiến độ, tránh gây chậm trễ tiến độ chung".
Điện lực Thượng Hải cũng đã rất nỗ lực để kiểm soát chi phí thực hiện. So với thời kỳ trước đại dịch, việc vận chuyển container đã không còn phổ biến, do giá vận chuyển dây cáp nhìn chung đã tăng thêm 10 lần. Để đảm bảo dự án có thể hoàn thành đúng tiến độ, đội ngũ đã quyết định vận chuyển dây cáp qua tàu chở hàng rời, mặc dù giải pháp mới đang đẩy khối lượng công việc lên cao.
Ngoài ra, do sự di chuyển tự nhiên và tính lưu động của các cồn cát, đội ngũ nghiên cứu sau đó đã phát hiện ra rằng vị trí xây dựng đã bị nâng lên hàng trăm nghìn mét khối so với giá trị khảo sát trước đó, làm tăng thêm 3 triệu USD vào tổng chi phí. Sau khi điều tra và nghiên cứu kỹ lưỡng, Điện lực Thượng Hải đã đưa ra kế hoạch giúp đội ngũ giải quyết vấn đề trong khi vẫn đảm bảo tiến độ xây dựng không bị gián đoạn.
Acwa Power, chủ sở hữu, nhà phát triển và nhà vận hành giai đoạn 5 của Công viên năng lượng mặt trời Mohammed bin Rashid, đã chỉ định Điện lực Thượng Hải làm nhà thầu kỹ thuật, thu mua và xây dựng (EPC) cho dự án vào năm 2020. Khởi công vào tháng 07/2020, dự án bao gồm Nhóm A, B và C, với tổng công suất lắp đặt 1050 MW.
Với đội ngũ quốc tế và hơn 2.500 công nhân trong giai đoạn cao điểm, Điện lúc Thượng Hải đang nỗ lực nhằm hợp nhất các lực lượng lao động, nguồn lực và vật tư tốt nhất toàn cầu để xây dựng một trong những tổ hợp năng lượng mặt trời tiên tiến nhất trong nước đã được chủ dự án và các đối tác công nhận. Ngoài ra, dự án còn tạo ra hơn 4.000 cơ hội làm việc trực tiếp và 10.000 cơ hội làm việc gián tiếp, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy việc làm và phát triển kinh tế địa phương.
Điện lực Thượng Hải cũng đã tham gia xây dựng giai đoạn 4 công suất 950MW của Công viên năng lượng mặt trời Mohammed bin Rashid Al Maktoum, bao gồm nhà máy điện mặt trời tập trung (CSP) 700MW và nhà máy quang điện (PV) 250MW. CSP có thể lưu trữ năng lượng nhiệt vào ban ngày, sau đó được sử dụng để phát điện vào ban đêm, cung cấp nguồn cung cấp năng lượng sạch, ổn định và đáng tin cậy suốt cả ngày.
Kể từ khi khởi công vào năm 2018, dự án đã thuê hơn 8.500 công nhân trong thời kỳ cao điểm, với nhà máy tháp CSP 100 MW và nhà máy dạng máng parabol-II 200 MW dự kiến được kết nối vào lưới điện vào cuối năm 2022. Nhà máy tận dụng các công nghệ năng lượng mặt trời tiên tiến nhất thế giới, cung cấp năng lượng sạch cho khoảng 320.000 hộ gia đình và giảm 1,6 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm, trải qua một chặng đường dài để giúp Dubai đạt được tầm nhìn tái tạo vào năm 2050.
Giới thiệu về Điện lực Thượng Hải
Công ty TNHH Tập đoàn Điện lực Thượng Hải (SEHK: 2727, SSE: 601727) là nhà sản xuất thiết bị cao cấp hàng đầu thế giới, tập trung vào mảng năng lượng thông minh, sản xuất thông minh và cơ sở hạ tầng thông minh nhằm cung cấp các giải pháp hệ thống cấp công nghiệp xanh và thông minh. Công ty hiện diện trên toàn cầu trong các ngành như năng lượng mới, năng lượng sạch hiệu quả, tự động hóa công nghiệp, thiết bị y tế và bảo vệ môi trường.