Huawei cùng các đối tác thiết lập Hệ thống lọc AI đầu tiên trên thế giới cho cá hồi trên sông tự nhiên Na Uy

Hệ thống lọc tự động có thể xác định và lọc ra cá hồi Thái Bình Dương xâm lấn để ngăn chúng lấn át và làm tuyệt chủng cá hồi Đại Tây Dương hoang dã của Na Uy.

OSLO, Na Uy, 25/08/2022 /PRNewswire/ -- Huawei và đối tác địa phương Berlevåg Jeger-og Fiskerforening (BJFF) đã triển khai thành công hệ thống lọc được hỗ trợ bởi AI ở sông Storelva, Na Uy cho phép cá hồi Đại Tây Dương vượt qua vùng thượng nguồn và lọc ra cá hồi Thái Bình Dương – một loài xâm lấn – vào bể chứa.

Cá hồi Thái Bình Dương – hay cá hồi lưng gù – được đưa vào vùng Bạch Hải của Nga vào những năm 1950. Chúng nhanh chóng di chuyển xuống khu vực bờ biển Na Uy và bắt đầu tàn phá hệ sinh thái địa phương. Cùng với việc làm phát sinh các bệnh mới, chu kỳ sinh sản nhanh chóng của loài cá xâm lấn và sự cạnh tranh quyết liệt để giành thức ăn có nguy cơ lấn át cá hồi Đại Tây Dương ở hàng trăm con sông dọc theo bờ biển Na Uy.

Tháng 06/2022, theo sáng kiến TECH4ALL của Huawei, Huawei và BJFF đã triển khai hệ thống lọc để ngăn cá hồi Thái Bình Dương xâm lấn vào kênh thượng nguồn của hệ thống sông Na Uy. Một cổng cơ học cho phép cá hồi Đại Tây Dương địa phương và cá hồi đỏ Bắc Cực tiếp tục ngược dòng để hoàn thành quá trình sinh sản di cư. Sau đó, các loài xâm lấn được chuyển hướng sang bể chứa để loại bỏ.

Error loading media: File could not be played
 
00:0000:0000:00
00:00

Chủ tịch BJFF Geir Kristiansen cho biết: "Đây là sự đổi mới độc đáo, ở cả Na Uy và trên toàn cầu. Với giải pháp công nghệ cao này, chúng tôi hoàn toàn có thể kiểm soát được dòng sông. Các nhà quản lý sông địa phương cũng như chính quyền địa phương và trung ương dọc theo bờ biển cũng bày tỏ sự quan tâm đến dự án".

Điều cấp thiết là phải có một giải pháp và được cộng đồng, cơ quan chính phủ, cơ quan quản lý, chủ sở hữu sông và ngành nuôi trồng thủy sản góp sức – cá hồi Đại Tây Dương hoang dã là một loài không thể thiếu trong bản sắc, văn hóa và nền kinh tế Na Uy. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng cá hồi Thái Bình Dương được những người câu cá giải trí đánh bắt trên các con sông Na Uy tăng vọt. Năm 2019, số lượng đánh bắt đạt 13.900 con, tăng lên mức kỷ lục 111.700 con vào năm 2021 – chiếm 57% tổng số cá hồi được đánh bắt tại Na Uy. Trong khi hầu hết tất cả các loại đều xuất hiện ở vùng Troms và Finnmark, sản lượng đánh bắt cá hồi Thái Bình Dương được ghi nhận ở mọi quận.

Ngược lại, số lượng cá hồi hoang dã bản địa đã giảm 1/4 so với mức cao nhất. Chủ yếu là do các loài xâm lấ, cùng cá hồi nuôi trốn thoát và ít đa dạng hơn về mặt di truyền, làm trầm trọng thêm vấn đề bằng cách làm suy yếu bộ gen của cá hồi Đại Tây Dương sau khi giao phối.

Ông Tor Schulstad, Quản trị viên BJFF cho biết: "Cá hồi hoang dã tại Na Uy đang bị các loài khác đe dọa, bao gồm cá hồi lưng gù và cá hồi nuôi trốn thoát. Hệ thống giám sát sử dụng AI đang giúp ngăn chặn vấn đề này và cho phép quản lý sông trong tương lai".

Dữ liệu thu thập được cũng có thể tiết lộ các mô hình chính xác về hành vi di cư, theo dõi các quần thể cá khác nhau, cung cấp thông tin cho các nghiên cứu chuyên sâu hơn và giúp phát triển các biện pháp ngăn chặn tình trạng đánh bắt quá mức.

Ông Vegard Kjenner, Giám đốc kỹ thuật tại Huawei Na Uy cho biết: "Lắp đặt hệ thống dẫn dòng trong một dòng sông đầy hỗn loạn là nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Tôi rất ấn tượng với những nỗ lực của các đối tác, BJFF và cộng đồng địa phương. Tại đây, tất cả mọi người đều mong muốn thấy được vai trò của công tác quản lý tốt để khôi phục các dòng sông khỏi thảm họa môi trường".

Installing & testing the 12-meter filtering system Image credit: Huawei
Installing & testing the 12-meter filtering system Image credit: Huawei

Với vai trò đi đầu toàn cầu, giải pháp phải được thiết kế ngay từ đầu. Đầu năm 2021, các thuật toán được thiết kế dựa trên công nghệ thị giác máy của Huawei để xác định các loài cá khác nhau. Sau đó, vào tháng 07/2021, Huawei và BJFF đã xây dựng một trạm giám sát được trang bị camera dưới nước ở sông Storelva. Trạm cung cấp luồng video liên tục, phần cứng kết hợp với thuật toán xác định cá hồi Đại Tây Dương với mức độ chính xác đạt 91% và giúp cắt giảm 90% yêu cầu lao động thủ công. Các phương pháp truyền thống gây hao tốn nhiều công sức, do phải phụ thuộc vào các tình nguyện viên đứng dưới sông và xác định cá hồi Thái Bình Dương bằng mắt thường, chủ yếu dựa vào các đốm trên đuôi cá. Điều này gây khó khăn cho việc định lượng mối đe dọa – nhiều loài cá bị bỏ sót và không thể xác định được giới tính các loài.

Bước tiếp theo là triển khai giải pháp tại các trang trại nuôi cá hồi Na Uy để giảm tác hại môi trường do cá nuôi trốn thoát gây ra.

Giới thiệu về TECH4ALL
TECH4ALL là sáng kiến và kế hoạch hành động dài hạn mà Huawei đưa ra nhằm thúc đẩy quá trình hòa nhập kỹ thuật số. Mục tiêu chính của TECH4ALL là đảm bảo không ai bị lạc hậu trong thời đại kỹ thuật số. Huawei làm việc với các khách hàng cùng đối tác trên toàn cầu nhằm thúc đẩy quá trình hòa nhập kỹ thuật số cũng như phát triển bền vững trong cả bốn lĩnh vực – giáo dục, môi trường, y tế và phát triển.

Đọc thêm về các dự án TECH4ALL Tech4Nature của Huawei:
https://www.huawei.com/en/tech4all/enosystem

Và theo dõi chúng tôi trên:
https://twitter.com/HUAWEI_TECH4ALL