BẮC KINH, 16/08/2022 /PRNewswire/ -- Theo một cuộc khảo sát chung do CGTN Think Tank và Viện Nghiên cứu Dư luận Trung Quốc phối hợp thực hiện tại Đại học Nhân Dân Trung Quốc, hơn 78% người dân từ khắp nơi trên thế giới tin rằng trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã thổi bùng sức sống mới vào nền kinh tế toàn cầu và trở thành động lực phát triển của nền kinh tế thế giới.
Cuộc khảo sát tập trung vào đối tượng người tham gia có độ tuổi trung bình là 38,64 đến từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, cũng như các quốc gia đang phát triển như Brazil, Argentina, Mexico, Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Ai Cập, Nigeria, Kenya và Nam Phi. Hơn một nửa số người được hỏi có trình độ giáo dục đại học, với 54,71% người có bằng cử nhân trở lên, trong đó 15,22% là thạc sĩ và tiến sĩ.
Cuộc khảo sát cho thấy 91,46% số người được hỏi từ Châu Phi đánh giá cao về những thành tựu kinh tế của Trung Quốc, theo sát ngay phía sau là Châu Âu với tỷ lệ 81,6% và Bắc Mỹ, 78,09%.
Người dân từ các quốc gia trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) đã đánh giá cao những thành tựu kinh tế của Trung Quốc. Ngoài ra, 84,02% số người được hỏi từ các quốc gia đang phát triển tin tưởng vào nền kinh tế Trung Quốc, tỷ lệ này cao hơn so với số người được hỏi từ các quốc gia phát triển.
Nỗ lực không ngừng nghỉ để được đền đáp xứng đáng
Phần lớn những người được hỏi có ấn tượng tích cực về người dân Trung Quốc. 84,42% người Châu Phi và 71,18% người Châu Âu được hỏi tin rằng người dân Trung Quốc luôn chăm chỉ làm việc và thúc đẩy phát triển.
Trong mười năm qua, tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng từ 6.100 USD lên hơn 12.000 USD, đây chính là điểm đáng chú ý của 76,65% số người được hỏi. Trong cuộc khảo sát, hơn 70% số người từ năm châu lục tin rằng Trung Quốc đang trở nên thịnh vượng hơn.
Suốt một thập kỷ qua, Trung Quốc đã giúp gần 100 triệu người dân ở các vùng nông thôn thoát khỏi tình trạng đói nghèo và đại đa số những người được hỏi toàn cầu tin rằng hai lý do hàng đầu dẫn đến kết quả đáng kỳ vọng này là nền kinh tế Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và các nhà lãnh đạo Trung Quốc quyết tâm và kiên quyết tiến tới mục tiêu đã đề ra.
Về sự phát triển công nghệ nhanh chóng của Trung Quốc, những người tham gia khảo sát cảm thấy ấn tượng nhất đối với sự phát triển 5G, trí tuệ nhân tạo và đường sắt tốc độ cao của quốc gia này. Tại Châu Phi, 73,87% số người được hỏi ấn tượng nhất bởi 5G và 55,28% dành lời khen ngợi về hệ thống đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Tại Châu Âu, 52,77% số người được hỏi rất ấn tượng với sự tiến bộ của Trung Quốc trong trí tuệ nhân tạo.
Thế giới đa cực
Cuộc khảo sát lấy kiến về trật tự thế giới trong tương lai. Theo cuộc thăm dò, khoảng 6% số người được hỏi trên toàn cầu tin rằng trong tương lai, thế giới sẽ là hệ thống đơn cực - bị chi phối bởi Hoa Kỳ hoặc Trung Quốc - trong khi 34%, nhóm lớn nhất, cho rằng nhiều khả năng thế giới sẽ trở thành hệ thống đa cực.
Trung Quốc đưa ra khái niệm về "cộng đồng với một tương lai chung", trong đó nhấn mạnh nhân loại nói chung và tìm kiếm một con đường mới để tránh tình trạng đối đầu, với 61% số người tham gia khảo sát ủng hộ.
Người dân tại các quốc gia tham gia BRI đồng tình hơn với thế giới quan của Trung Quốc.
Theo cuộc thăm dò, trong số những ảnh hưởng mà BRI đã mang lại cho quốc gia, tỷ lệ những người được hỏi cho thấy "đạt lợi ích phát triển chung" (53%), "mở rộng thị trường quốc tế" (51%), "tăng cường cơ sở hạ tầng cơ bản" (44%) và "thúc đẩy trao đổi văn hóa" (43%).
Chỉ 8% cho biết họ tin rằng đất nước họ đang phải chịu "bẫy nợ" do Trung Quốc thiết lập ra.
Theo khảo sát, hầu hết mọi người tán thành cách tiếp cận của Trung Quốc đối với nhân quyền.
Khoảng 57% số người tham gia khảo sát đồng ý với tuyên bố "Trung Quốc luôn đối xử nhân quyền một cách thiết thực. Nhân quyền không nên tách rời khỏi thực tế và giai đoạn phát triển của bất kỳ quốc gia nào. Quyền sống và phát triển là những quyền cơ bản nhất" và 26% số người hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.