CGTN: Hồng Kông sau 25 năm: Mối quan hệ văn hóa giữa Trung Quốc và thế giới

Bắc Kinh, 01/07/2022 /PRNewswire/ -- Sau 5 năm nỗ lực và xây dựng, Bảo tàng Cố cung Hồng Kông (HKPM) cuối cùng đã được khánh thành vào ngày 22/06 và dự kiến mở cửa vào ngày 02/07, đánh dấu cột mốc văn hóa mới tại Đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR).

Cách đây 5 năm, vào ngày 29/06/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có mặt tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa đại lục và HKSAR về việc phát triển bảo tàng tại Khu văn hóa Tây Cửu Long.

Để thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đối với quá trình phát triển văn hóa và nghệ thuật của thành phố, chỉ vài giờ sau khi thực hiện chuyến thị sát ba ngày trong lễ kỉ niệm 20 năm ngày Hồng Kông trở về với đất mẹ, ông Tập đã đến thăm Khu văn hóa này.

Ông bày tỏ hy vọng HKSAR sẽ tiếp nối văn hóa truyền thống cũng như sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy trao đổi và hợp tác văn hóa giữa Trung Quốc và phương Tây, cũng như giữa Hồng Kông và đại lục.

Cánh cửa dẫn tới văn hóa Trung Quốc

Văn hóa Trung Quốc, hay còn được mệnh danh là "Hòn ngọc Phương Đông" tại Hồng Kông vốn đã trên đà phát triển, nay lại càng được thúc đẩy sau lễ khánh thành HKPM.

Với những yếu tố đặc sắc như cánh cửa màu đỏ với núm cửa được sơn vàng, bảo tàng thể hiện vẻ đẹp vượt trội của văn hóa truyền thống Trung Quốc, khẳng định khát vọng trở thành một trong những tổ chức văn hóa hàng đầu thế giới, cam kết thực hiện nghiên cứu và thể hiện sự tôn trọng tới nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy đối thoại giữa các các nền văn minh thông qua quan hệ đối tác quốc tế.

Có đến hơn 900 bảo vật từ bộ sưu tập của Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh được luân phiên trưng bày cho buổi triển lãm khai mạc. Một số tác phẩm này được trưng bày lần đầu tiên tại Hồng Kông, trong khi những tác phẩm khác thì chưa từng được công khai trước công chúng.

Ngoài các cơ sở vật chất như bảo tàng, Hồng Kông cũng là địa điểm trình diễn của nhà hát truyền thống Trung Quốc với những phong cách phong phú. Được ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đầu tiên vào năm 2006 cùng Danh sách đại diện của UNESCO năm 2009, Kinh kịch Quảng Đông tự hào là một trong những loại hình sân khấu nổi tiếng nhất.

Vào tháng 8/2017, trong công cuộc bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, Hồng Kông đã công bố danh sách đại diện đầu tiên gồm 20 hạng mục, từ biểu diễn nghệ thuật như Kinh kịch Quảng Đông đến các sự kiện lễ hội như Múa rồng lửa Đại Khanh cùng những nghề thủ công truyền thống với Nhà hát cấu trúc bằng tre.

Sự kết hợp giữa văn hóa phương Đông và phương Tây

Hồng Kông là khu vực giao thoa giữa văn hóa Trung Quốc và phương Tây, nơi hòa quyện các yếu tố truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp hài hòa giữa cái cũ và cái mới này đã tạo nên nét tương phản đặc sắc.

Trong năm 2018, Chủ tịch Tập đã nhấn mạnh rằng thông qua sự đa dạng văn hóa của mình, Hồng Kông sẽ tiếp tục đóng vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy trao đổi văn hóa phương Đông và phương Tây, đẩy mạnh cơ hội học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn minh cũng như xây dựng mối quan hệ giao lưu của hai bên.

Là một trung tâm tài chính và kinh doanh quốc tế nổi bật với sự cởi mở và đa dạng, Hồng Kông là nơi sinh sống của khoảng 600.000 cư dân không phải là người Trung Quốc, nhiều người trong số họ đã cư trú tại nơi đây trong nhiều thập kỷ.

Arthur de Villepin là một trong số đó. Ông điều hành phòng trưng bày trên Đường Hollywood ở quận Trung tâm trên Đảo Hồng Kông cùng với cha ông là Dominique de Villepin, người từng giữ chức thủ tướng Pháp từ năm 2005 đến năm 2007.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc (CMG), hai người đã cho biết rằng họ đã dành buổi triển lãm đầu tiên của phòng tranh Villepin để tưởng niệm Triệu Vô Cực, cố danh họa người Pháp gốc Hoa chuyên về nghệ thuật trừu tượng, ông được ca ngợi là tấm gương điển hình của "sự hòa hợp giữa phương Đông và phương Tây".

Arthur de Villepin tin tưởng rằng "nghệ thuật và văn hóa đều sẽ phát triển vượt bậc" ở thành phố, đồng thời "Trung Quốc sẽ thể hiện mình với thế giới thông qua con người và nghệ thuật nơi đây".

Thành phố chứa đựng những câu chuyện về Trung Quốc

Trong cuộc gặp mặt với phái đoàn Hồng Kông, Chủ tịch Tập cho biết rằng thành phố Hồng Kông, với tư cách là một đô thị quốc tế, có thể khai thác mạng lưới kết nối sâu rộng với thế giới, giúp truyền bá những nét đẹp nhất của văn hóa truyền thống và kể lại những câu chuyện về Trung Quốc.

Người dẫn chương trình truyền hình, Janis Chan, là người đã truyền bá những câu chuyện như vậy. Trong bộ phim tài liệu "Vùng đất không đói nghèo", cô cùng nhóm của mình đã dành ba tháng đến thăm 10 khu vực ở Trung Quốc đại lục để giới thiệu những biện pháp xóa đói giảm nghèo của Trung Quốc mà vốn chưa được thế giới biết đến rộng rãi.

Tác phẩm này đã giành được nhiều lời khen ngợi từ khán giả Hồng Kông, đại lục và ở nhiều khu vực khác, mang về cho cô danh hiệu Nữ dẫn chương trình xuất sắc nhất tại Lễ trao giải TVB Anniversary 2021 ở Hong Kong và gương mặt tiêu biểu tiêu biểu của "Touching China 2021" ở đại lục.

Với những vinh dự như vậy, cô chia sẻ với truyền thông rằng bản thân cảm thấy rất xúc động. "Mỗi người chúng tôi phỏng vấn đều đại diện cho tính cách độc đáo và thú vị của người Trung Quốc".

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CMG, Janis Chan hứa hẹn sẽ ghi lại nhiều câu chuyện hơn về Trung Quốc để khán giả trong và ngoài nước có thể nhận thức rõ về sự phát triển của đất nước.

https://news.cgtn.com/news/2022-06-30/Hong-Kong-25-years-on-A-cultural-bond-between-China-and-the-world--1bhc01Ua5ws/index.html