CGTN: Hồng Kông sau 25 năm: Vai trò quan trọng hơn trong công cuộc cải cách mở cửa của đất nước.

Bắc Kinh, 30/06/2022 /PRNewswire/ -- Kể từ khi trở về với đất mẹ cách đây 25 năm, từ một khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc, thì đến nay, Hồng Kông đã trở thành một trong những thành phố sôi động nhất thế giới. Trong khi đó, quá trình thúc đẩy cải cách và mở cửa kéo dài hàng thập kỷ của Trung Quốc đã bước sang kỷ nguyên mới.

Năm 2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố rằng khi đất nước mở cửa hơn với thế giới, thì vị thế và vai trò của Hồng Kông ngày càng được nâng tầm chứ không hề mờ nhạt dần.

Là điểm khởi đầu cho quá trình mở cửa hai chiều của Trung Quốc, ông Tập nhấn mạnh tầm quan trọng của cầu nối quốc tế sâu rộng và các dịch vụ chuyên nghiệp tinh vi của Hồng Kông. Ông cũng kêu gọi thành phố tận dụng tối đa thị trường rộng lớn, hệ thống công nghiệp toàn diện và khả năng cạnh tranh về công nghệ của Trung Quốc đại lục.

Thế mạnh của Hồng Kông

Đặc khu hành chính Hồng Kông (HKSAR) được thành lập vào ngày 01/07/1997, khi Trung Quốc giành lại quyền kiểm soát Hồng Kông và trao trả chủ quyền. Kể từ đó, thành phố hoạt động theo nguyên tắc "Một quốc gia, hai hệ thống", trong đó quy định rằng cơ quan chính của Trung Quốc thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, còn đặc khu hành chính vẫn đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Phát biểu tại cuộc họp đánh dấu kỷ niệm 20 năm ngày Hồng Kông được trao trả cho Trung Quốc vào năm 2017, ông Tập bày tỏ: "Cây có rễ, thì một đất nước cũng vậy. Để cây cao lớn, tán lá xum xuê thì rễ phải đâm sâu và khỏe. Chúng ta có mọi lý do để hòa hợp và củng cố lẫn nhau. Cả hai chúng ta phải tuân thủ nguyên tắc "Một quốc gia" và tôn trọng sự khác biệt của "Hai hệ thống"".

Sau đó một năm vào năm 2018, trong bài phát biểu kỷ niệm 40 năm cải cách và mở cửa của Trung Quốc – một động thái quan trọng trong việc định hướng phát triển Trung Quốc như ngày nay, ông Tập lưu ý rằng: nguyên tắc "Một quốc gia, hai hệ thống" là "sức mạnh lớn nhất" của Hồng Kông và công cuộc cải cách và mở cửa của Trung Quốc là tiền đề rộng lớn nhất cho sự tăng trưởng trong tương lai của Hồng Kông.

Đại lục luôn ủng hộ Hồng Kông, đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng bên ngoài. Nói cách khác, Luật cơ bản của Đặc khu hành chính Hồng Kông bảo vệ tài sản tư nhân và đầu tư quốc tế, quy định rằng Hồng Kông sẽ không bị kiểm soát ngoại hối, duy trì nguyên trạng của thành phố là cảng tự do và đảm bảo dòng lưu thông tự do của sản phẩm, tài sản và vốn trong Hồng Kông.

Theo Viện Fraser, Hồng Kông có nền kinh tế tự do nhất thế giới. Kể từ năm 1997 đến nay, thành phố vẫn luôn duy trì phong độ này. Trong Báo cáo thường niên về Tự do kinh tế của thế giới năm 2021 của Viện Fraser, Hồng Kông vẫn tiếp tục được xếp vị trí số 1 về hai tiêu chí: "Tự do Thương mại quốc tế" và "Quy định" trong số năm lĩnh vực được đánh giá.

Vai trò của Hồng Kông trong việc quốc tế hóa nhân dân tệ, sáng kiến Vành đai và Con đường

Vào tháng 7/2019, Trung Quốc công bố 11 biện pháp trong lĩnh vực tài chính nhằm thúc đẩy hơn nữa công cuộc mở cửa theo nguyên tắc hành động "đẩy mạnh tiến độ và triển khai biện pháp càng sớm càng tốt".

Theo các chuyên gia tài chính, với vai trò là trung tâm tài chính quốc tế, đồng thời là cầu nối cho phương án mở cửa hai chiều của quốc gia nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài và vươn ra toàn cầu, Hồng Kông trở thành một cơ sở thử nghiệm, đóng vai trò quan trọng vào tài chính của quốc gia.

Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào tháng 03/2021, Công ty TNHH Sở kết toán và giao dịch Hồng Kông cho biết Hồng Kông liên tục nâng cấp cơ sở hạ tầng tài chính trong những năm qua, chẳng hạn như cho ra mắt hệ thống mới nhằm thúc đẩy ngân hàng từ khắp nơi trên thế giới thực hiện thanh toán bằng đồng nhân dân tệ (NDT) thông qua nền tảng Hồng Kông.

Hồng Kông là trung tâm giao dịch nhân dân tệ quốc tế lớn nhất thế giới. Theo số liệu mới nhất của Cơ quan tiền tệ Hồng Kông, số dư tiền gửi bằng NDT ở Hồng Kông là 841,9 tỷ nhân dân tệ (khoảng 125,85 tỷ USD) vào cuối tháng 04/2022, tăng gần 133 lần so với tháng 05/2004. Hơn 70% các khoản thanh toán bằng NDT ra nước ngoài trên thế giới được xử lý ở Hồng Kông.

Hơn nữa, trong Đề cương Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025), Trung Quốc tuyên bố sẽ củng cố vị thế của ĐKHC Hồng Kông, trung tâm giao dịch nhân dân tệ toàn cầu ở nước ngoài và ủng hộ việc tham gia xây dựng Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), một khuôn khổ quan trọng trong mô hình mở cửa toàn diện của Trung Quốc.

Ông Dịch Cương, thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc, cho biết vào tháng 12/2021, Hồng Kông có thể tăng cường hỗ trợ cho việc kết nối tài chính trong khuôn khổ BRI.

Ông chia sẻ: "Đóng vai trò là cửa mở cho các công ty đại lục vươn ra toàn cầu, Hồng Kông hướng tới công cuộc cải thiện các dịch vụ tài chính, mang lại nhiều lợi ích cho những công ty này trong khuôn khổ BRI. Với tư cách là trung tâm quản lý tài sản toàn cầu, Hồng Kông cũng có thể thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn trong quá trình phát triển chung của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI)".

https://news.cgtn.com/news/2022-06-28/Hong-Kong-25-years-on-A-bigger-role-in-nation-s-opening-up-1bdUXnGH0wo/index.html