Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CGTN): Nền dân chủ nhân dân toàn diện, đảm đảo nhân dân là người làm chủ đất nước

BẮC KINH, 20/10/2022 /PRNewswire/ -- Sau hơn bảy thập kỷ khám phá và thử nghiệm gian nan, Trung Quốc dần xây dựng và áp dụng hệ thống chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa hoàn chỉnh phù hợp và hiệu quả trên phạm vi quốc gia.

Tại phiên khai mạc của Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) hôm Chủ nhật, ông Tập Cận Bình đã chỉ ra dân chủ nhân dân toàn diện là đặc điểm xác định của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và đó cũng là nền dân chủ theo nghĩa rộng nhất, chân chính và là hình thức hiệu quả nhất.

Ông Tập cho biết Trung Quốc sẽ khuyến khích người dân tham gia vào các vấn đề chính trị và đảm bảo họ có khả năng tham gia bầu cử dân chủ, tư vấn, ra quyết định, quản lý và giám sát theo quy định của pháp luật . 

Ông Tập nói, "Chúng tôi sẽ cải thiện thể chế để người dân làm chủ đất nước.

Nhân dân nắm quyền

Theo Vương Thần, Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Đại hội Nhân dân Toàn quốc (NPC), nền dân chủ nhân dân toàn diện là một dấu hiệu nổi bật của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phân biệt dân chủ xã hội chủ nghĩa với hệ thống dân chủ tư bản.

Ở Phương Tây có hình thức chính trị bầu cử đa đảng, trong đó các đảng thường hứa với cử tri và buộc tội đảng đối lập để giành chiến thắng. Chính trị bầu cử ở Trung Quốc lại khác, tại đây, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thực hiện qua tất cả các quá trình, bao gồm bầu cử, ra quyết định, quản lý và giám sát.

NPC, cơ quan lập pháp hàng đầu của Trung Quốc, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện nền dân chủ nhân dân toàn diện.

NPC thứ 13 hiện hành là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước, với hơn 2.900 đại biểu được người dân bầu ra, làm việc trong nhiều lĩnh vực và có lai lịch khác nhau, từ luật sư, giáo sư đại học đến nông dân và công nhân nhà máy.

Trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, các đại biểu này đã bỏ phiếu một loạt quyết định và chính sách có ý nghĩa nhìn xa trông rộng. Họ đã bầu ra chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua Bộ luật Dân sự đầu tiên của đất nước, và thông qua Kế hoạch 5 năm lần thứ 14, một bbản kế hoạch dự kiến quá trình phát triển của đất nước trong giai đoạn 2021-2025.

Theo thống kê chính thức, vào cuối năm 2020, cả nước có 2,62 triệu đại biểu đại hội nhân dân các cấp. Trong số đó, đại biểu cấp quận và cấp xã chiếm khoảng 95%. Lá phiếu của người ủy quyền đều có giá trị như nhau không phân biệt giới tính, tuổi tác, dân tộc và nghề nghiệp của họ.

Trong khi đó, với tư cách là ban cố vấn, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) đóng vai trò như một nền tảng để đạt được sự hợp tác đa bên và đảm bảo quản lý hiệu quả vì lợi ích của đất nước Trung Quốc chứ không biến quốc gia thành đấu trường để các bên tư lợi cho mình.

Với sự thống nhất lãnh đạo của Đảng, Đảng Cộng sản Trung Quốc phát huy vai trò quan trọng trong nền dân chủ hiệp thương xã hội chủ nghĩa thông qua phương thức phối hợp, không chỉ bảo đảm hoạt động hiệu quả của các cấp ủy Đảng, đại hội nhân dân, các cơ quan ban ngành, tòa án nhân dân và các cơ quan hành chính khác mà còn đảm bảo sự tham gia nhiệt tình của các bên.

Được thế giới công nhận

"Tôi hiểu 'nền dân chủ nhân dân toàn diện' là một quá trình dân chủ nội bộ của đảng, trong đó xác định, dựa trên cơ sở chế độ hiền tài, đâu là những người có năng lực tốt nhất để thực hiện công việc và ai là những người phục vụ [tốt nhất] vì lợi ích chung, "Helga Zepp-LaRouche, người sáng lập và chủ tịch Viện Schiller, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với CGTN.

Giáo sư luật người Brazil Evandro Menezes de Carvalho cho rằng nền dân chủ của Trung Quốc tập trung vào hai câu hỏi chính: Nhân dân muốn gì? Chính phủ cần làm gì?

Ông cho biết, so với nhiều nước phương Tây, nền dân chủ của Trung Quốc cho phép người dân tham gia nhiều hơn vào chính trị, và tiếp cận gần hơn với nhu cầu và lợi ích thực sự của nhân dân.

Mustafa Hyder Sayed, giám đốc điều hành Viện Pakistan-Trung Quốc, cho biết: Dân chủ nhân dân toàn tiện "là một mô hình quản lý độc đáo". "Khi nói về Trung Quốc, chúng tôi thấy một nền dân chủ nhân dân toàn diện được phát huy triệt để."

Wilson Lee Flores, một nhà phân tích kinh tế - chính trị và là chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Doanh nghiệp Anvil ở Manila, Philippines, mô tả hệ thống quản lý tiến bộ của Trung Quốc là một "nền dân chủ nhân dân với các đặc điểm của Trung Quốc" vì nó là một hệ thống nhằm hỗ trợ các chính sách kinh tế và chính trị bằng cách lấy nhân dân làm trung tâm.

Flores cho biết hệ thống này "trực tiếp tư vấn và thực sự đại diện cho nhu cầu, tiếng nói và nguyện vọng của người dân" và là "giá trị đạo đức của Nho giáo."

https://news.cgtn.com/news/2022-10-19/Whole-process-people-s-democracy-guarantees-people-as-the-master--1eg6y5qPBLy/index.html